Thứ Sáu, tháng 1 27

Chính quyền huyện bất tuân luật pháp


TT - Đó là ý kiến của luật sư Lê Đức Tiết - phó chủ tịch Hội đồng tư vấn về dân chủ và pháp luật MTTQ VN - trao đổi với Tuổi Trẻ sau khi thực hiện giám sát về vụ cưỡng chế thu hồi đất của ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng (Hải Phòng).

Ông Lê Đức Tiết nói:
- Qua những tài liệu mà chúng tôi có được và về tận nơi tìm hiểu sự việc, chúng tôi cho rằng chính quyền cơ sở ở đây làm việc không căn cứ vào pháp luật. Pháp luật cũng như chính sách của Đảng, Nhà nước đều nhất quán là khuyến khích người dân khai hoang phục hóa, sử dụng đất đai có hiệu quả, làm ích nước lợi nhà. Còn pháp luật về đất đai quy định rõ đối với đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản phải giao 20 năm. Sau thời hạn này, nếu người dân có nhu cầu sử dụng thì được ưu tiên giao lại.
Ông Lê Đức Tiết  -Ảnh: LÊ KIÊN
Luật pháp cũng quy định rất rõ các trường hợp thu hồi đất: người sử dụng không còn nhu cầu nữa, người sử dụng đất vi phạm pháp luật (không đóng thuế, lấn chiếm, làm ô nhiễm đất đai...), trong trường hợp thật cần thiết như phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh thì Nhà nước mới thu hồi. Luật là vậy, nhưng trong các quyết định giao đất, UBND huyện Tiên Lãng chỉ giao với thời hạn sử dụng dưới 20 năm. Điều này nói lên cái gì? Chính quyền không hiểu luật hay cố tình không hiểu?
Chính quyền huyện Tiên Lãng còn nói ông Vươn lấn chiếm đất. Vậy xin hỏi ông Vươn lấn của ai? Đấy là đất chưa sử dụng, ông ấy khai hoang phục hóa, quai đê lấn biển hàng chục năm trời mà bảo là lấn chiếm thì không đúng.
* Sau khi vụ việc bắn lại đoàn cưỡng chế xảy ra ngày 5-1, đại diện các cấp lãnh đạo ở Hải Phòng đưa ra nhiều thông tin rất mâu thuẫn nhau...
"Chính quyền huyện Tiên Lãng thiếu minh bạch và có những hành vi bất tuân pháp luật. Vụ việc nghiêm trọng này cũng là lời cảnh báo về xu hướng chính quyền dùng cưỡng chế để giải quyết công việc".
Ông Lê Đức Tiết
- Đại diện cao nhất của TP Hải Phòng là ông Đỗ Trung Thoại - phó chủ tịch UBND TP - nói dân bức xúc vào phá nhà ông Vươn. Nhưng thực tế không phải. Tôi cho rằng chính quyền Hải Phòng thiếu nhạy cảm trước vụ việc rất nghiêm trọng này. Ông chánh văn phòng UBND huyện Tiên Lãng nói cứ thu hồi đã rồi giao cho ai thì tính sau. Một người đại diện cho chính quyền mà trả lời như vậy là không thể hiện đúng vai trò của nhà chức trách, không phải là cách trả lời của người cầm cân nảy mực.
* Thưa ông, đoàn giám sát của MTTQ VN về xã Quang Vinh đã nghe được nhân dân nơi đó nói thế nào về vụ việc này?
- Trong thời gian về tận địa phương tìm hiểu sự việc, đoàn chúng tôi tiếp xúc với 11 người không hẹn trước, trong đó có những đảng viên lão thành, có người nguyên là bí thư Đảng ủy xã Vinh Quang, có người có đất bị thu hồi, có những người không có liên quan gì... Tất cả họ đều không tán thành với việc làm của chính quyền nơi đây. Người dân cho rằng chính quyền có những xử lý trái đạo lý, trái luật pháp. Có nhiều người nói đây là vụ việc bất bình thường. Cá nhân tôi thấy rằng công tác Đảng, công tác dân vận ở đây không phát huy được tác dụng.
* Theo ông, từ vụ việc ở Tiên Lãng cần rút ra những bài học gì?
- Giữa Đảng, chính quyền và nhân dân cần tăng cường đối thoại để có sự hiểu biết và chia sẻ với nhau. Những người cầm cân nảy mực, công bộc của dân phải được lựa chọn kỹ càng, phải được giám sát chặt chẽ trong quá trình thực thi công vụ, thực thi pháp luật.
Về Đảng cũng vậy, tôi tiếp xúc với ông bí thư Đảng ủy xã Vinh Quang thấy ông ấy đến nay còn phân biệt giữa dân ngụ cư (ông Vươn) và dân chính cư thì quả là không ổn. Đảng lãnh đạo chính quyền, hơn ai hết phải sâu sát từng vấn đề bức xúc ở địa phương. Các cấp Mặt trận cũng cần phải gần dân hơn nữa, kịp thời có tiếng nói trong những vụ việc bức xúc như vậy.
Cũng qua vụ việc này, tôi thấy chính quyền trong quan hệ với dân vẫn thiên về cưỡng chế, ít thuyết phục. Đây là điều rất đáng lo. Chỉ có hai hộ dân mà sử dụng hàng trăm người với công an, bộ đội, biên phòng đến cưỡng chế rồi coi đó như thắng lợi của một trận đánh thì không đúng. Trung ương cần sớm chấn chỉnh xu hướng này, phải rút kinh nghiệm, không nên để xảy ra tình trạng chính quyền đẩy người dân vào thế đối lập.
* Theo ông, pháp luật về đất đai có nên thay đổi?
- Đây quả là câu chuyện lớn và hệ trọng. Những vấn đề như quyền sở hữu đất đai, thời hạn sử dụng đất... hi vọng sắp tới Quốc hội bàn khi sửa đổi hiến pháp. Tuy nhiên, vụ việc ở Tiên Lãng là vụ việc bất tuân luật pháp.
* Qua việc kiến nghị về vụ án bà Trần Ngọc Sương ở nông trường sông Hậu và sự vào cuộc trong vụ Tiên Lãng, ông nghĩ gì về vai trò của MTTQ VN?
- Việc giám sát sự tuân thủ pháp luật của các cơ quan, các viên chức nhà nước là một trong những chức năng chính của Mặt trận. Thấy sai phải lên tiếng, thấy dân bức xúc hay bị thiệt thòi quyền lợi thì phải bảo vệ dân. Công lý là điều nhân dân khát khao. Thiếu ăn, rách mặc có thể chịu đựng được, nhưng mỗi khi công lý bị chà đạp, bị vi phạm thì lòng dân không yên. Mặt trận giám sát chính quyền không phải là để chống đối chính quyền, mà để phát hiện những đối tượng thoái hóa, sâu mọt trong bộ máy.
LÊ KIÊN - THÂN HOÀNG thực hiện

Tếu táo luận về Trí thức


Trí thức là gì em nhỉ
Mà sao trên net râm ran ,
Trí thức là gì em nhỉ
Mà sao đời cứ luận bàn ?
Trí thức là thằng có học
Không thích cầm búa cầm cày
Chỉ khoái đi bằng đầu gối
Lượn lèo như rắn leo cây.
Trí thức là bồ chữ nghĩa
Bằng xanh bằng đỏ ngút trời
Nói toàn lời vàng ý ngọc
Làm thì như lũ đười ươi.
Trí thức là quân đểu cáng
Cúi trên nẹt dưới làm càn
Mủ ni che tai,bịt mắt
Không màng đến chuyện thế gian.
Trí thức là bà bác sĩ
Là anh nhà báo,nhà văn
Trí thức là nhà khoa học
Là thầy,là bạn của dân.
Trí thức nhìn ai cũng đẹp
Tâm xà miệng Phật đó thôi
Trí thức nếu ai không hiểu
Coi như tong cả cuộc đời.
Trí thức toàn anh sợ vợ
Công đường như thép như gang
Về nhà vợ la một tiếng
Thì hai chân đã quáng quàng.
Trí thức một người một kiểu
Chẳng đứa nào giống đứa nào
Đứa ham làm quan làm tướng
Đứa mê ruộng lúa,vườn, ao.
Trí thức nói nhiều,nói mãi
Chẳng bao giờ hết anh ơi.
Trí thức theo Mao chủ tịch
Chỉ là … một cục phân thôi !
Thuận An,chiều mồng 4 tết Nhâm Thìn

Đào tạo tiên tiến: Thầy Nhân nghe tiếng Anh


Hôm nay đọc báo thấy một thông tin thú vị: Thầy Nguyễn Thiện Nhân nghe sinh viên thảo luận bằng tiếng Anh trong một chương trình học "tiên tiến". Tôi có vài phân vân về chương trình tiên tiến (chưa biết tiếng Anh là gì? Advanced Program?) Nói đến tiếng Anh, tôi chợt nhớ đến chuyện xưa khi thầy Nhân nói chuyện (bằng tiếng Anh) trong một hội thảo ở New York. Nhìn lại những slides của Thầy mà … giật mình.

  Chương trình tạo tiên tiến là một sáng kiến thoạt đầu mới nghe qua thì cũng hay. Theo chương trình đào tạo này, đại học Việt Nam mua giáo trình từ nước ngoài (chủ yếu là Mĩ) về giảng dạy cho sinh viên Việt Nam.  Như vậy có thể xem đây là một cách “du học tại chỗ”. Nếu tôi không lầm thì một số ít đại học Á châu từng làm (nhưng không mấy thành công).  Riêng trong bối cảnh Việt Nam, tôi nghi ngờ hiệu quả của chương trình tiên tiến theo kiểu mua giáo trình của nước ngoài. 
Chưa biết các trường đã chi bao nhiêu để mua giáo trình, nhưng việc dùng giáo trình của người khác để dạy cho sinh viên mình là điều rất khó khăn. Mỗi slide trong bài giảng, thậm chí mỗi dữ liệu trong slide là cả một câu chuyện, và câu chuyện đó chỉ có thể truyền đạt bởi người soạn ra nó, chứ làm sao một giảng viên ngoài không/chưa quen với câu chuyện có thể truyền đạt được.  Ở nước ngoài, bài giảng – nhất là bài giảng sau đại học – của các giáo sư thực chất là những nghiên cứu của chính họ hoặc nghiên cứu của đồng nghiệp họ.  Họ hiểu sâu sắc những thông tin trong bài giảng đó, mà người khác chắc chắn không hiểu được.  Nếu tôi đưa bài giảng do tôi soạn cho một đồng nghiệp khác giảng, làm sao đồng nghiệp đó có thể hiểu tôi muốn nói gì trong bài giảng, làm sao người khác có thể biết câu chuyện đằng sau một cái ảnh hay một đồ thị hay một con số? Thật ra, chương trình giảng dạy của các đại học Mĩ tràn đầy trên mạng, người ta thậm chí còn truyền thanh cả video bài giảng. Nhưng rất ít ai có thể sử dụng những bài giảng đó cho sinh viên mình nếu không là "người trong cuộc". 
Giảng bài khác với đọc sách.  Giảng bài theo tôi là truyền tải những kiến thức mà sách giáo khoa không có để gây cảm hứng cho người học.  Đọc slide không phải là giảng.  Do đó, tôi không ngạc nhiên khi biết sinh viên bỏ các chương trình gọi là “tiên tiến” này.  Câu hỏi đặt ra là Nhà nước chi tiền như thế có xứng đáng không?  Cần phải có phân tích “cost-benefit” nghiêm chỉnh để trả lời câu hỏi đó, chứ không thể tiếp tục chi tiền mãi được.

Chương trình giảng dạy tiên tiến tạo điều kiện cho sinh viên thảo luận bằng tiếng Anh. Nói về ngoại ngữ, giới trẻ ngày nay hơn chúng tôi (hay cụ thể là hơn tôi) ở thế hệ trước.  Qua internet, họ có nhiều thông tin hơn chúng tôi.  Họ giỏi tiếng Anh hơn chúng tôi.  Có lần tôi thấy các em ở Đại học Bách khoa TPHCM dùng cả hai tiếng Anh và Pháp để trao đổi với giảng viên người Pháp.  Thời của tôi, học được một ngoại ngữ là vất vả lắm rồi và chủ yếu là để đọc chứ ít khi nào dám nói (vì phát âm không chuẩn), chứ nói gì biết cả hai thứ tiếng mà còn nói được như các em bây giờ.  Đến khi ra ngoài thì phải làm và học lại từ đầu, và thời gian để học cũng chẳng bao nhiêu, nên đành lỡ chuyến tàu.  Nhưng nói chung, tôi mừng cho giới trẻ đã giỏi hơn thế hệ đàn anh về mặt ngoại ngữ.
Ngay cả Thầy Nhân cũng rất ấn tượng với tiếng Anh của các em sinh viên trong chương trình tiên tiến (như bài báo cho biết).  Nhưng nếu tôi là các em được khen, tôi sẽ không bao giờ dám tự hào khi nghe Thầy Nhân khen. Trong thực tế thì tiếng Anh của sinh viên ta -- dù là đạt điểm 8-9 của IELTS hay TOEFL – vẫn còn kém lắm. Nói thì tàm tạm thôi; viết thì còn lâu mới đạt.  Mà, dù cho có du học ở Mĩ, Úc, Anh cả chục năm đi nữa, thì tiếng Anh của “phe ta” vẫn kém.  Cố nhiên, cũng có vài cá nhân đạt tiếng Anh, nhưng kinh nghiệm tôi thấy hiếm lắm.  Nói như thế để mấy em chuẩn bị tinh thần học hỏi thêm (nhiều) khi ra ngoài này học, chứ đừng nên tin vào mấy lời khen “tưới hột sen” của người lớn và tưởng rằng mình thành thạo tiếng Anh.  Nghe lời họ là chuốc lấy thất bại thê thảm nhé.
Ngay cả tiếng Anh của Thầy Nhân, dù đã từng học ở Mĩ, cũng chưa lưu loát mấy.  Khoảng 4 năm trước, Thầy Nhân có nói chuyện trong Diễn đàn về đại học có tên là “Universities as Engines of Developments” (Đại học như là cỗ máy phát triển) do New School tổ chức tại New York vào ngày 20/7/2007. (Có thể xem nguyên bản powerpoint dưới đây). Bài nói chuyện của Thầy có tựa đề là “Looking for ways to create top-class universities in Vietnam” (ngộ quá, phải không?), nhưng không đề tên thầy là tác giả mà chỉ đề “Ministry of Education and Training, Vietnam”. Bài nói chuyện bao gồm 21 slide mà báo chí nhận xét là trôi chảy.  Có rất nhiều vấn đề đáng bàn trong những slide này, vì từ nội dung, ý tưởng, cách trình bày, đến tiếng Anh, tất cả đều có vấn đề.  Riêng về phần tiếng Anh, có thể nói rằng mỗi slide đều có ít nhất là một sai sót.  Sai về cách dùng từ, sai về cách viết và văn phạm, thậm chí sai cả đánh vần!  Cố nhiên, đây không phải là slide do Thầy soạn ra (vì làm gì có thì giờ), mà rất có thể là phụ tá của Thầy soạn. Nhưng vấn đề là Thầy là người dùng slide để nói chuyện trong buổi hội thảo.  Nếu người nào đó [không có chức danh] nói thì chắc cũng chẳng sao, nhưng Thầy là Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo của một nước 86 triệu dân có nền văn hiến lâu đời mà dùng bộ slide có quá nhiều sai sót như thế thì thật là khó coi. Đó là viết, thế còn nói thì sao?  Các bạn có thể xem một video clip sau đây để thấy Thầy Nhân nói tiếng Anh.
http://www.youtube.com/watch?v=zg2hosnZIc0
 Tôi cũng từng nghe Thầy nói tiếng Anh trong lần khai mạc hội nghị về quản lí bệnh viện ở vùng Đông Nam Á tại khách sạn Equatorial (TPHCM) cũng khoảng 3 năm trước. Hình như Thầy có thói quen đọc bài viết chứ không hẳn là ứng khẩu dựa vào bài viết. Nhưng tiếng Anh của Thầy như vậy cũng là hay rồi, ít ra Việt Nam cũng có một bộ trưởng thạo tiếng Anh. Hay là Thầy nên làm Bộ trưởng Ngoại giao? 
Đào tạo tiên tiến.  Trao đổi với nhau bằng tiếng Anh.  Nếu được thế thì hay quá, và chẳng bao lâu đại học ta sẽ trở thành đẳng cấp quốc tế, lọt vào danh sách top-200 hay tệ lắm là cũng top-500 – một viễn ảnh tuyệt vời.  Nhưng trước khi bán niềm hi vọng cho các em sinh viên, chúng ta cần bằng chứng.

Công an quấy phá chùa Hòa Hảo, tu sĩ dọa tự thiêu


Công an xông vào ngăn cản một buổi lễ Phật Giáo Hòa Hảo, cấm treo cờ Hòa Hảo, cấm treo chân dung Ðức Huỳnh Phú Sổ, khiến cho người tu sĩ leo lên cây dọa tự thiêu và làm cho ngoại giao đoàn Mỹ quan tâm đặc biệt, theo tiết lộ của một loạt công điện năm 2001 và nhắc lại trong nhiều năm sau đó.
Ngôi chùa Hòa Hảo bị công an đột nhập tọa lạc tại Chợ Mới, An Giang, và người dọa tự thiêu là tu sĩ Võ Văn Thanh Liêm. Bức công điện không nêu, nhưng ngôi chùa này mang tên Quang Minh Tự. “Nhiều chục tín đồ Hòa Hảo đến đây thờ phượng hàng ngày,” công điện ngày 8 tháng 11 viết. Công điện này được gởi từ Hà Nội về Washington D.C., và cũng được gởi thêm cho tòa đại sứ Mỹ tại Geneva, Thụy Sĩ, nơi có trụ sở nhiều cơ quan Liên Hiệp Quốc.
Ngày 6 tháng 11, 2001, tin tức từ một tổ chức Hòa Hảo tại Mỹ cho biết tu sĩ tại đây đang hăm dọa tự thiêu, và viên tham tán chính trị tòa đại sứ bèn điện thoại khắp nơi để tìm hiểu. Họ liên lạc được với hai cư sĩ Hòa Hảo từng bị chính quyền bắt giữ, là cụ Lê Quang Liêm và cụ Trần Hữu Duyên. Hai cụ cho tòa đại sứ và tòa tổng lãnh sự biết chi tiết.

Bị cấm treo cờ Hòa Hảo, chân dung Huỳnh Giáo Chủ

Ngôi chùa Quang Minh Tự cũng là nhà ở của ông Võ Văn Thanh Liêm, được gọi là Năm Liêm. “Vào ngày 1 tháng 11, Năm Liêm tổ chức một buổi tụng kinh trong nhà. Khác với những lần trước, lần này ông trưng cờ Hòa Hảo và treo chân dung vị sáng lập Hòa Hảo trong chùa.”
Tuy là lễ trong chùa, nhưng ngay lập tức công an bên ngoài biết. “Công an tới chùa ra lệnh cho Năm Liêm tháo cờ và hình.” Ông từ chối. Công an ra lệnh cho mọi người phải giải tán về nhà.
Buổi chiều, công an trở lại, đột nhập vào chùa với mục đích tháo cờ, tháo hình. Tu sĩ Năm Liêm không buông tay để yên cho công an tung hoành. Bản công điện viết:
“Trong lúc công an ở trong chùa, Năm Liêm khóa cửa chùa, nhốt họ bên trong. Phá cửa nhiều lần không nổi, công an phải bắn vỡ khóa mới ra ngoài được.”
Trong nhiều ngày sau đó, công an đứng canh bên trong chùa và không cho ai vô. Tranh cãi với công an không được, tới ngày 6 tháng 11, tu sĩ Năm Liêm leo lên cây sau chùa, “mang theo một can xăng 5 lít và một con dao, dọa sẽ tự vẫn nếu công an không bỏ đi”. Tin tức cho biết ông đã cầm dao cắt đùi mình.
Tới lúc viết công điện 8 tháng 11, ông Liêm đã ở trên cây 3 ngày và công an vẫn vây ở dưới. Ðiều này khiến cho người Mỹ hơi yên tâm là “một dấu hiệu khả quan cho thấy hai bên đều không có hành động gì hấp tấp”.
Tới chiều sau đó, tu sĩ Năm Liêm chịu leo xuống, theo công điện 9 tháng 11. Ông Liêm vẫn ở tại chùa, và 30 công an cùng 50-70 viên chức địa phương cũng lởn vởn trong khu đất đó.
Một tuần sau, trong công điện đề ngày 16 tháng 11, tòa tổng lãnh sự tại TP. HCM cho biết thêm là tu sĩ Năm Liêm vẫn còn ở trong chùa, được cha mẹ chăm sóc, cùng một số tín đồ Hòa Hảo mà được công an cho phép vô trong. Cụ Trần Hữu Duyên cho rằng lúc tu sĩ Năm Liêm leo lên cây là lúc chính quyền địa phương đưa giấy quản thúc hành chánh về tội nhốt công an trong chùa.

Người tu sĩ nhiều lần bị tù

Ông Năm Liêm không xa lạ với đoàn ngoại giao Mỹ. Năm 1996, ông dựng cổng trên lối đi vô chùa, rồi bị chính quyền địa phương bắt tháo gỡ vì xây không có giấy phép. Ông từ chối, rồi khi công an tới bắt thì ông leo lên cây, “cũng cái cây đó,” công điện ngày 8 tháng 11 cho biết.
Lần đó, ông ngồi trên cây trong 4 ngày. “Nhân chứng khi đó nói phải huy động hàng trăm công an để ngăn chặn hàng ngàn người hiếu kỳ không vào khu vực này.”
Khi ông leo xuống thì bị tuyên án tù 2 năm với tội danh “ngăn cản người thừa hành công vụ”. Năm 1999, tham tán chính trị tòa đại sứ Mỹ có ghé thăm ông Liêm trong nửa ngày. Ông được miêu tả là “rất tin vào tâm linh và nói chuyện vô cùng hấp dẫn”. Ông cho viên tham tán xem vết thẹo trên đầu gối, và nói, trong tù ông tự cắn đầu gối để chứng minh với cán bộ là ông không sợ đau đớn.
Chính quyền địa phương có vẻ sợ ảnh hưởng của tu sĩ Võ Văn Thanh Liêm. Năm sau, 2002, khi viên tham tán chính trị trở lại An Giang thăm ông Liêm, thì viên chức địa phương vây quanh chùa không cho vô trong. Một bức công điện đề ngày 19 tháng 7, 2002 miêu tả quang cảnh:
“Khi tham tán chính trị tới đường lót gạch dẫn tới chùa của Năm Liêm hôm 24 tháng 6, ba người thanh niên đứng ra chặn đường. Nhiều người khác, dường như trong cùng nhóm, đứng trên bãi cỏ quán trà bên cạnh. Một trong những thanh niên này vùng vằng nói tham tán chính trị đi chỗ khác. Anh này nói người dân địa phương không muốn tiếp người Mỹ và ‘không muốn người Mỹ quấy phá tu sĩ trong chùa.’”
Khi viên tham tán chính trị bảo ông đã tới thăm và được đón tiếp niềm nở 3 năm trước, còn nếu chính quyền địa phương cấm không cho vào, hay quản thúc ông Năm Liêm tại gia, thì ông sẵn sàng đi chỗ khác.
Lúc đó, “người thanh niên này nổi giận và bắt đầu chửi tục, chối không phải công an và nói vị tu sĩ không bị giới hạn gì cả. Anh la lên rằng anh đại diện cho cộng đồng và cộng đồng không muốn người Mỹ tới gần đây.”
Nhiều người khác cũng bắt đầu bu quanh. Viên tham tán nhận ra nhiều tín đồ Hòa Hảo vì tóc búi tó và mặc đồ nâu hay xám. Những tín đồ này “đứng nghe chăm chú, rồi một vài người trong số họ bắt đầu cãi nhau với những thanh niên đứng chặn đường”.
Ngại có xô xát xảy ra, viên tham tán bỏ đi. Sáu tiếng sau quành lại, “cũng nhóm thanh niên này vẫn còn chờ ở đó”.
Tới năm 2005, ông Liêm lại bị bắt. Khi Dân Biểu Christopher Smith tới Việt Nam, gặp cụ Trần Hữu Duyên, cụ cho biết khi tu sĩ Năm Liêm tưới xăng vào một viên chức chính quyền địa phương thì ông bị bắt và bị tuyên án 6 năm rưỡi tù.

Tin hay không tin


Sau vụ anh Ðoàn Văn Vươn ở xã Vinh Quang huyện Tiên Lãng bị cướp đất rồi bị bắt, nhiều người Việt trong nước đã đặt câu hỏi trên các mạng lưới: “Liệu vụ này có bị chìm xuồng không?” Rồi tự trả lời, “Chúng tôi chả còn biết tin vào đâu nữa!” Một độc giả khác trấn an: “Hãy tin vào đảng vào trung ương...” Nhưng có người phản bác ngay: “Các bác vẫn còn cái trung ương để tin. Em thì chẳng. Dứt khoát như thế cho nó nhanh. Còn tin vào đâu?”
Một cách cụ thể, một vị độc giả trên mạng đề nghị: “Hãy làm một cuộc trưng cầu dân ý bằng cách cho mọi người bỏ phiếu với hai khả năng (chọn lựa): Tin - Không tin.” Và vị này đoán kết quả sẽ “có đến 90 % người dân không tin vào vai trò lãnh đạo của đảng nữa.” Một vị khác đồng ý: “Tôi nghĩ... việc mất lòng tin của dân là nhãn tiền.”
Thực sự bây giờ mà đặt câu hỏi dân Việt Nam còn tin hay không tin đảng cộng sản thì hơi phí thời giờ. Ðó là một vấn đề chẳng cần nêu ra làm gì nữa, câu trả lời ai cũng biết rồi. Có thể đặt ngay một câu hỏi là “Ðảng cộng sản có còn tin vào đảng nữa hay không?” Và có thể trả lời ngay là KHÔNG. Cũng trả lời “Dứt khoát như thế cho nó nhanh!”
Hãy thử tự đặt mình vào địa vị các đảng viên và lãnh tụ cao cấp của đảng mà tự hỏi: “Nếu TIN thì TIN vào cái gì? Có cái gì để TIN hay không?” Hỏi rồi, nhìn quanh nhìn quẩn, thực tình, chẳng thấy có cái gì để tin hết! Chính họ cũng không thấy có gì để tin vào đảng của họ nữa, “Nói dứt khoát như thế cho nó nhanh!”
Trước hết, đảng viên cộng sản còn ai tin vào mục đích sau cùng của các đảng cộng sản là làm cách mạng vô sản toàn thế giới hay không? Các đảng viên cộng sản bây giờ còn tin rằng kinh tế tư bản đang rẫy chết, sắp sụp đổ như ông tổ Karl Marx đã tiên đoán trước đây hơn 150 năm hay không? Các đảng viên cộng sản bây giờ còn ai muốn nghiên cứu học tập những lý thuyết viển vông như Duy Vật Biện Chứng hay Duy Vật Lịch Sử nữa hay không?
Những giáo điều căn bản của đảng cộng sản, họ không tin, thì họ tin vào cái gì? Ngay cả những lãnh tụ cao cấp nhất trong đảng cũng chỉ chăm chắm lo làm giầu, lo củng cố địa vị cho con cháu; có ai bây giờ còn tự xưng mình là một “chiến sĩ vô sản?”
Cơn khủng hoảng niềm tin trong nội bộ đảng Cộng Sản Việt Nam đã bắt đầu ngay từ khi họ chiếm được miền Nam Việt Nam. Những đảng viên người miền Bắc thấy rõ người dân trong Nam từng có mức sống cao hơn và có nhiều quyền tự do hơn trước khi “được Ðảng giải phóng.” Những chính sách kinh tế thất bại gây ra nạn đói, cho thấy chủ trương và tài cán của các lãnh tụ là số không. Các cuộc chiến tranh với Khờ Me Ðỏ và Trung Cộng cho thấy cái gọi là chủ nghĩa quốc tế vô sản là hoàn toàn dối trá, bịp bợm. Cảnh sụp đổ của Liên Xô và khối cộng sản ở Âu Châu đã mở mắt tất cả những đảng viên vẫn còn mơ hồ. Khi đảng cộng sản quyết định “đổi mới” thì người ta đã thấy chẳng qua chỉ là trở về với những phương pháp cũ, trước bị đảng cộng sản thay đổi! Nếu còn ai tin tưởng vào đảng cộng sản thì niềm tin đó cũng chấm dứt khi người ta nhìn thấy cảnh các cán bộ từ trên xuống dưới chạy đua trên con đường biến thành tư bản đỏ. Không phải tất cả các đảng viên cộng sản đều hy vọng thành tư bản đỏ, vì chỉ có một thiểu số giành được quyền làm giầu. Những người còn lại phải bám vào đảng để sống.
Riêng đám lãnh tụ đầu đảng bây giờ chỉ còn lo củng cố địa vị mà làm giầu. Họ tìm cách học tập rồi chắp vá những mánh khóe của các chế độ độc tài khác trên thế giới, cố làm sao bảo vệ quyền hành, và bảo đảm đám con cháu sẽ còn được hưởng thụ như họ càng lâu càng tốt. Tất cả là một mạng lưới kết hợp chặt chẽ với nhau để giữ quyền và đục khoét. Ở cấp xã, cấp huyện thì tiêu biểu là xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng. Ở cấp cao hơn thì tiêu biểu là bọn những tập đoàn PMU 18, Xa lộ Ðông Tây ở Sài Gòn, Vinashin. Tất cả đều nhắm mục đích vơ vét thật nhanh, vì biết ngày sụp đổ không còn xa nữa. Leo lên ngồi được vào một cái ghế rất tốn kém, thời gian kiếm chác không biết được bao lâu, cho nên phải nhất trí vơ vét thật nhanh! Như một người dân đã viết trên mạng: Họ đầu tư thì họ phải cố thu hồi!
Tóm lại, bây giờ, đảng cộng sản cũng không còn tin vào chính nó nữa. Những bài diễn văn vẫn đề cao những chủ nghĩa lạc hậu, vẫn hô to các khẩu hiệu rỗng tuếch; chính họ cũng không còn tin lời họ nói nữa. Ngay việc họ vẫn tự gọi tên đảng của họ là đảng cộng sản đã là một điều dối trá trơ trẽn rồi. Người dân coi họ chỉ là một bè lũ Mafia.
Nhưng một hậu quả thê thảm sau hơn nửa thế kỷ cộng sản cai trị, là họ cũng phá vỡ hết cả niềm tin của mọi người dân Việt Nam. Ðảng cộng sản ngay từ đầu đã chủ trương phá các tôn giáo, vì sợ lòng trung thành với đảng bị chia sẻ. Họ hủy bỏ trật tự của các gia đình, là nơi vẫn chứa đựng các giá trị nhân bản như tình thương yêu giữa cha mẹ và con cái, niềm tin vào phúc đức tổ tiên, truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Họ biến công việc giáo dục thành một khí cụ tuyên truyền, xóa sạch tinh thần “tôn sư trọng đạo” mà các tiền nhân từ Chu Văn An đến Nguyễn Ðình Chiểu đã xây dựng trong hàng ngàn năm. Họ bỏ mặc các giáo chức sống nghèo khổ, phải lo kiếm ăn nhiều hơn là lo giáo dục; làm mất uy tín của các thầy giáo, cô giáo, mà từ đời xưa vẫn được coi là lớp người làm gương mẫu cho thanh thiếu niên Việt Nam. Họ coi cả hệ thống tư pháp là một dụng cụ cai trị, không người dân nào tin tưởng vào luật pháp nữa. Trật tự xã hội chỉ dựa trên nỗi sợ hãi trước guồng máy công an.
Hậu quả của các chính sách cộng sản là tạo nên một xã hội bơ vơ không còn ai tin vào các giá trị tinh thần. Trước đây 30 năm, tập truyện Thằng Người Có Ðuôi của nhà văn Thế Giang đã cho thấy những thứ tội ác diễn ra lạnh lùng, ngay cả cảnh người lớn đối xử ác độc với trẻ em. Trước đây 25 năm Nguyễn Huy Thiệp đã mô tả tình trạng con giết cha, vợ bỏ chồng, anh em, bạn bè lợi dụng lẫn nhau; trong một xã hội hoàn toàn không có các tiêu chuẩn luân lý. Nhưng trong văn chương của Nguyễn Huy Thiệp cũng như Thế Giang độc giả còn thấy bóng dáng của lòng từ bi, của những khát vọng hướng về Cái Thiện. Ngày nay, đọc tiểu thuyết Xe Lên Xe Xuống của Nguyễn Bình Phương chúng ta thấy ông cực tả tình trạng trống rỗng tinh thần ở một mức độ kinh hoàng hơn nữa. Cái Thiện hoàn toàn vắng mặt. Các nhân vật trong Xe Lên Xe Xuống không quan tâm đến một giá trị luân lý nào cả. Ðộng cơ của họ khi cư xử với nhau, khi đối phó với hoàn cảnh bên ngoài, đều là do lòng tham và nỗi sợ. Họ chỉ đi tìm tiền bạc, quyền hành, và nhục dục. Họ nhìn người khác đều chỉ thấy đó là những vật có thể dùng để thỏa mãn các mục đích này. Hình ảnh duy nhất còn mang lại niềm tin trong toàn cảnh tiểu thuyết này là tình anh em ruột thịt, qua những ký ức về thời thơ ấu của nhân vật chính, khi hai anh em đối xử với nhau như những con người, không vụ lợi.
Có thể đó là một điều mà Nguyễn Bình Phương nêu lên như mầm mống để nuôi hy vọng cho một nước Việt Nam tốt đẹp hơn. Cuốn tiểu thuyết đặt trong bối cảnh cuộc chiến tranh Việt Hoa tàn khốc những năm 1979, và 1984, cuối cùng, chứa đựng một nỗi khát khao: Phải sống lại tình anh em máu mủ, như thời chúng ta còn là những đứa trẻ thơ.
Bởi vì các chế độ chính trị sau cùng đều tàn lụi cả. Các chủ nghĩa, các lý thuyết đều chỉ có giá trị nhất thời. Những người giầu có nhất, quyền lực cao nhất, sau cùng cũng sẽ bị lãng quên. Quyền hành, danh vọng, tiền bạc, khi chết không ai mang theo được. Nhưng tình tự dân tộc, tình thương yêu giữa người Việt Nam với nhau giống như tình anh em ruột thịt, vẫn tồn tại. Mọi người Việt Nam dù ở trong nước hay ở nước ngoài đều chia sẻ những nỗi nhục nhằn cay đắng của các nhân vật trong Xe Lên Xe Xuống, trong cơn hoạn nạn đất nước bị xâm lăng. Tất cả đều xúc động khi đọc tin tức về gia đình ông Ðoàn Văn Vươn. Tình đồng bào đó vượt lên trên mọi bức tường chia rẽ chúng ta, dù là tường lửa.
Bây giờ chẳng cần đặt ra câu hỏi người dân còn tin chính quyền cộng sản hay không nữa. Nhưng chúng ta có thể tin vào tình thương yêu giữa đồng bào với nhau. Mối quan tâm lớn là chính chúng ta phải xây dựng lại niềm tin giữa người Việt Nam với người Việt Nam. Bắt đầu bằng tấm lòng thành thật, bằng lời nói đúng sự thật, và thái độ sẵn sàng tin tưởng vào những người cùng thành tâm thiện chí. Chỉ có sự thật xây dựng được niềm tin.

Động thái khó hiểu của chính quyền Việt nam


Đúng ngày mùng một Tết Chinese new year (23.01.2012), chính phủ Thái lan của bà YingLuck Shinawatra em gái của cựu thủ tướng lưu vong Thackshin Shinawatra đã chính thức tiến hành cải tổ nội các sau 06 tháng lên cầm quyền. Một động thái mà giới quan sát đánh giá là quá sớm, vì trong 6 tháng nắm quyền thì chính phủ của bà YingLuck đã mất 03 tháng đối mặt với cơn "Đại hồng thủy" tồi tệ nhất trong 50 năm qua, nó đã làm tổn thất cho nền kinh tế Thái lan ước chùng  lên đến 150 tỷ baht (khoảng 5 tỷ USD - tương đương 1,3-1,5% GDP). Lý do cải tổ nội các được người phát ngôn Văn phòng Thủ tướng cho biết là nhằm tăng hiệu quả làm việc của chính phủ, nhưng ngược lại đảng Dân chủ - đối lập thì cho rằng đó là việc mang tính chất trả ơn cho cá nhân những người ủng hộ cựu thủ tướng lưu vong Thackshin Shinawatra, nhằm dọn đường cho sự trở về Thái lan của ông Thackshin trong thời gian gần đây.
Thôi chuyện đó là chuyện của người ta, vì ở các nước theo thể chế chính trị tự do, dân chủ, đa nguyên thì chuyện cải tổ nội các là chuyện làm bình thường của người đứng đầu chính phủ, mục đích để nhằm tăng hiệu quả cho công việc lãnh đạo đất nước. Vì đơn giản nó là quá trình đào thải những cái không tốt để thay bằng cái tốt và ưu việt hơn. Mục đích cuối cùng là vì sự phát triển của quốc gia của họ nhằm để lấy lòng cử tri, còn chuyện có mục đích cá nhân hay không thì cử tri họ sẽ đánh giá, lần bầu cử sau sẽ biết hậu quả đúng hay sai.
Nhưng sự thay đổi nội các của bà YingLuck Shinawatra lần này có một chuyện bị chỉ trích và tương đối ầm ĩ dư luận, đó là việc bổ nhiệm bà Dr. Nlini Thaweeshin nhậm chức Bộ trưởng Văn phòng Phủ thủ tướng. Người theo Đại sứ quán Hoa kỳ ở Thái lan cáo buộc đã bị Văn phòng Kiểm soát Tài sản nước ngoài Bộ Tài chính tại Hoa Kỳ (Office of Foreign Assets Control Ministry of Finance in the United States) đưa vào danh sách đen (blacklist). Với lý do bà là một trong ba người kinh doanh để hỗ trợ tham nhũng của Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe, và bà Nlini là người đã trực tiếp (thay mặt cựu thủ tướng lưu vong Thackshin Shinawatra) làm kinh doanh và rửa tiền với vợ của ông  Robert Mugabe trong việc khai thác các mỏ kim cương ở Zimbabwe. Điều mà việc khai thác kim cương trở thành vấn đề được quốc tế quan tâm khi Hội đồng Kim cương Quốc tế kêu gọi một chính sách khẩn cấp về việc buôn lậu và những người khai thác lậu đã bị quân đội giết hại.
Bà Dr. Nlini Thaweeshin Bộ trưởng Văn phòng Phủ thủ tướng Thái lan
Cũng cần nói thêm chính quyền của Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe từ nhiều năm nay đã bị các tổ chức nhân quyền như Ân xá Quốc tế và Human Rights Watch cho rằng đã vi phạm các quyền có nơi ở, tự do cư trú, đi lại và cư ngụ, tự do hội họp và bảo vệ pháp luật. Đã có những cáo buộc về các vụ tấn công vào truyền thông, đối lập chính trị, các nhà hoạt động xã hội dân sự, và những người bảo vệ nhân quyền. Cộng đồng Châu Âu (EU) và Hoa kỳ áp dụng chính sách cấm vận kinh tế đối với Zimbabwe vì lý do vi phạm nhân quyền và gian lận trong bầu cử.  Điều này đã là nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ của kinh tế Zimbabwe, cũng như tỷ lệ thất nghiệp chính thức lên tới 80% ở nước này và đồng bạc Zimbabwe đưa ra đã có đồng tiền giấy 100 nghìn tỷ và sự tan rã kinh tế cùng những biện pháp đàn áp chính trị tại Zimbabwe đã dẫn tới một làn sóng người tị nạn (ước tính 3.4 triệu người) đổ tới các quốc gia láng giềng. Cũng vì do bị áp dụng chính sách cấm vận của EU và Hoa kỳ nên về mặt đối ngoại hiện nay chính quyền Zimbabwe tăng cường mối quan hệ với Trung Quốc, Ấn độ để giải quyết bế tắc.
Bình luận về việc phía Hoa kỳ lên tiếng trong việc bổ nhiệm  bà Nlini Thaweeshin vào chức vụ Bộ trưởng Văn phòng Phủ thủ tướng của chính phủ của bà YingLuck Shinawatra, Giáo sư Misay Lsumphanth cựu Chủ tịch Thượng viện, cựu Chủ tịch Hạ viện Thái lan cho rằng đó là việc phía Hoa kỳ đã vi phạm vào công việc nội bộ của Thái lan. Mà theo Giáo sư Misay Lsumphanth đã đặt câu hỏi rằng Chính phủ Hoa kỳ giải quyết vấn đề nội bộ của họ có căn cứ vào luật pháp của Thái lan hay không, mà phía Hoa kỳ lại ám chỉ phía Thái lan phải căn cứ vào luật pháp của Hoa kỳ?
Nhắc đến các vấn đề nêu trên để thấy chuyện xảy ra cách đây không lâu trong quan hệ ngoại giao giữa Việt nam và Zimbabwe, đó là chuyện trang website BBC cho hay rằng "VN cấm phi cơ Mugabe vào không phận". Mà theo BBC trang tin điện tử The Zimbabwean cho biết ngày 08.01.2012 phi cơ chở tổng thống Zimbabwe, Robert Mugabe khi đón ông từ Trung Quốcbay sang Singapore để đón các nhà lãnh đạo Zimbabwe đang đi nghỉ tại đây, đã bị nhà chức trách Việt Nam không cho bay vào không phận. Và họ đã phải sử dụng một tuyến bay dài hơn, bay qua Biển Đông, do đó phi cơ của ông Robert Mugabe về nước bị trễ vài giờ vào hôm Chủ Nhật. Cũng bản tin trên cho hay ông Robert Mugabe 87 tuổi ,hiện trong tình trạng sức khỏe kém, đã cai trị Zimbabwe kể từ khi nước này giành độc lập khỏi Anh Quốc năm 1980, ông Robert Mugabe nói rằng các nước phương Tây, dẫn đầu là Anh, đang tìm cách lật đổ ông chỉ vì ông ủng hộ phong trào chống thực dân.
Câu hỏi được đặt ra là nếu thực sự ông Robert Mugabe và chính quyền của ông ta vi phạm nhân quyền, và đang bị các nước phương Tây tìm cách lật đổ ông chỉ vì ông ủng hộ phong trào chống thực dân, thì tại sao chính quyền Việt nam lại có quyết định không cho phi cơ của ông Tổng thống Robert Mugabe bay vào không phận Việt nam? Việt nam chịu sức ép của ai để làm việc này? Trung Quốc ư? Câu trả lời chắc chắn là không thể. Vây là ai, quốc gia nào buộc phía Việt nam, một nhà nước tự nhận họ là cộng sản phải ra một quyết định chống lại một người ủng hộ phong trào chống thực dân như vậy?
Chuyện chính quyền Việt nam chịu sức ép của quốc gia nào để làm việc đó cũng dễ giải thích, nhưng qua việc này nó mới lộ rõ bộ mặt thật của chính quyền Việt nam. Bề ngoài thì họ tự xưng là một nhà nước xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của đảng CSVN, chống lại các thế lực đế quốc và phản động quốc tế. Nhưng bên trong họ lại chịu sự chỉ đạo của các thế lực "đế quốc và phản động quốc tế" để chống lại nhà nước Zimbabwe, một quốc gia có vai trò quan trọng trong quá trình đấu tranh bảo vệ quyền lợi của các nước đang phát triển trong quá trình toàn cầu hoá. Đặc biệt là Zimbabwe đã từng giữ cương vị Chủ tịch Phong trào không liên kết và Zimbabwe cố gắng góp phần tăng cường đoàn kết và duy trì mục tiêu phong trào này.
Đúng là cái trò nói một đằng làm một nẻo của mấy ông cộng sản, nhân đây cũng nói để nhờ những ai vẫn cứ lu loa rằng Việt nam làm tay sai của Trung Quốc, rồi suy diễn việc dùng lá cờ 6 - 7 sao để đón ông Tập Cận Bình là thế nọ thế kia giải thích giúp hộ thực chất của vấn đề này là cái gì? Việc này là Việt nam có đi ngược lại chính sách của Trung Quốc hay không?
Tôi thì nghĩ đơn giản nó chỉ là trò như ngày xưa các cụ thường bảo đó là loại đĩ tạp, người ta thường nói "đánh đĩ chín phương, nhưng phải giữ một phương để lấy chồng", nhưng chính quyền Việt nam thì họ đánh đĩ cả mười phương, chẳng giữ phương nào để lấy chồng cả. Hay nói lịch sự là kiểu ngoại giao đu dây. Chính vì thế nó mới có chuyện ba lăng nhăng như vậy!
Chứ chính quyền hiện nay ở Việt nam là chính quyền tay sai, nô lệ của  của đồng tiền, hễ ai cứ có tiền là sai khiến họ được mọi thứ, chứ làm gì còn cái gì là chất cộng sản nữa.
Khai bút đầu xuân Nhâm Thìn, mùng 3 Tết (25.01.2011)

Tật nguyền cũng vẫn bị cưỡng chế đất


Vụ án anh Đoàn Văn Vươn cho thấy sự lộng hành của những cán bộ cấp xã, cấp huyện đối với người nông dân hiền lành. Dư luận xã hội tiếp tục lên án gắt gao các thành phần cuờng hào ác bá mới này.
Source bacgiang.gov
Xã Tân Tiến, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

“Quan xã, quan huyện” còn lộng hành đến bao giờ


Tuy nhiên không phải chỉ ở Tiên Lãng mới có tình trạng cưỡng bức, hà hiếp người dân mà  hằng trăm nơi khác trên toàn quốc nhiều vụ còn bi thảm hơn Tiên Lãng nữa. Bà Phạm Thị Sửu một nạn nhân chất độc da cam cũng không được các cán bộ cấp xã tha cho, họ cấu kết lấy đất của gia đình bà và gian dối cả những trợ cấp mà các nước viện trợ nhân đạo cho nạn nhân dioxin tại Việt Nam. Trước tiên bà Sửu cho Mặc Lâm biết tình trạng của gia đình bà:

Chị Phạm Thị Sửu : Em là Phạm Thị Sửu ở Bàn Chàm, xã Tân Tiến, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Bây giờ em đang ở nhà cũng chỉ vì do em bị nhiễm chất độc của chiến trường cho nên em không làm ăn được gì, chỉ ở nhà trông nhà cho các con các cháu thôi, anh ạ.
Bây giờ em đang ở nhà cũng chỉ vì do em bị nhiễm chất độc của chiến trường cho nên em không làm ăn được gì, chỉ ở nhà trông nhà cho các con các cháu thôi, anh ạ.
Thế mà bây giờ cái chế độ mang tiếng là có chính sách đãi ngộ cho chúng em bị nhiễm chất độc, nhưng bản thân em bây giờ về chính ra cái thằng bí thư đó, em ruột của nó cướp đất của em đấy anh ạ. Nó bưng bít thông tin hết. Vừa rồi em có làm đơn tố cáo nó đấy.

Mặc Lâm : Vâng. Chị nói rằng chị cũng là nạn nhân của chất độc da cam thì chính quyền có trợ cấp gì cho chị hay không?

Người dân huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang bị mất đất kéo lên tỉnh biểu tình
Người dân huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang bị mất đất kéo lên tỉnh biểu tình (ngày 18 tháng 1, 2012)
Chị Phạm Thị Sửu :
Dạ, chưa anh ạ. Mà em thì em đau đớn rất nhiều. Hàng ngày nói chung là em sống chung với bệnh thế mà chưa có cái gì gọi là trợ cấp vì chất độc cả. Nếu em đau đớn thì em chỉ được cái là xuống viện tiêm thuốc được miễn thôi. Ngoài ra thì tiền nong chả được cái gì anh ạ.

Mặc Lâm : Còn vấn đề đất đai của chị tranh chấp với chính quyền thì họ đã giải quyết cho chị thế nào rồi ?
Tranh chấp chính quyền đâu, anh! Chính em ruột của thằng bí thư xã đấy ăn cướp của em đấy , thế thì bây giờ mới giải quyết thằng em họ của nó giả (trả) em thôi, nhưng mà đến mùng 1 tháng 5 này không trả thì bị cưỡng chế.

Chị Phạm Thị Sửu : Tranh chấp chính quyền đâu, anh! Chính em ruột của thằng bí thư xã đấy ăn cướp của em đấy , thế thì bây giờ mới giải quyết thằng em họ của nó giả (trả) em thôi, nhưng mà đến mùng 1 tháng 5 này không trả thì bị cưỡng chế. Còn đứa em ruột của nó bây giờ tỉnh chưa có ý kiến gì đâu, anh ạ. Nhà em đang đề nghị thế mà tỉnh nó không chấp nhận, anh ạ.

Mặc Lâm : Ngoại trừ trường hợp của chị thì chung quanh bà con có bị chung tình trạng như vậy không?

Chị Phạm Thị Sửu : Không. Chỉ mỗi của em thôi, còn dân làng không ai bị như thế. Nó biết hoàn cảnh của em ở Thái Bình lên trên này lấy chồng ở gia đình chồng thì chồng lại chết nên không có ai nương tựa, chỉ có mấy mẹ con với nhau thôi, chớ còn xã hội nói chung là em không được nhờ anh em nào ở xã hội cả, anh ạ.

Nó biết là em thân cô thế cô, nó cậy có thằng em và thằng anh của nó làm bí thư là ô dù to, thấy em tật nguyền, nó tổ chức nó cướp của em. Thế mà bây giờ em đề nghị thì vô lý, không lý nào mà giải quyết trả em một nửa còn một nửa không trả em được. Cái nửa ngoài đường cái thì không trả em, còn nó trả em một nửa trong phía rừng thôi, anh ạ.

Mặc Lâm : Tất nhiên là đất của chị gồm hai phần, mà một phần ở sát đường và một sát bìa rừng, thì họ chỉ trả miếng đất ở bìa rừng không thôi.
Nó biết là em thân cô thế cô, nó cậy có thằng em và thằng anh của nó làm bí thư là ô dù to, thấy em tật nguyền, nó tổ chức nó cướp của em. Thế mà bây giờ em đề nghị thì vô lý, không lý nào mà giải quyết trả em một nửa còn một nửa không trả em được. Cái nửa ngoài đường cái thì không trả em, còn nó trả em một nửa trong phía rừng thôi

Chị Phạm Thị Sửu : Vâng. Thế còn cái ngoài bìa đường này thì là nó cậy thần thế nó bắt địa chính xã lập sổ đỏ cho em nó để em nó bán, anh ạ. Thế nhưng mà chủ tịch huyện nói là nếu như nó bán mà cấp tỉnh giải 
Những người dân ở xã Tiền Phong, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang bị mất đất kéo lên tỉnh biểu tình
Những người dân ở xã Tiền Phong, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang bị mất đất kéo lên tỉnh biểu tình nhằm phản đối lại việc cưỡng chế. Source TTXVA.org
quyết thì vẫn có quyền thu hồi lại được, mà tỉnh có giải quyết cho em đâu!

Chính quyền làm ngơ cho Xã, Huyện thi nhau lấn chiếm đất?


Mặc Lâm :
Tình hình dân chúng ở chung quanh khu vực thị trấn Thượng Giang chị thấy có nhiều người giống trường hợp bị mất đất đai như chị hay không?

Chị Phạm Thị Sửu : Có đấy anh ạ. Cũng có nhiều người đấy. Riêng ở huyện em có trên chục người anh ạ. Bây giờ em thấy như nhà chị Nhiên đấy, đất đai ông cha nhà chỉ để lại đùng một cái xã lấy. Bị lấy xong thì cuối cùng chị đi kiện, đi kiện thì được trả lại một góc, song xã lại bắt chị mua lại một góc.

Em thấy cái đó thật là vô lý. Và nếu như chị không mua thì coi như bỏ đất luôn, cái đó cũng vô lý quá. Chúng em bây giờ nói thì không nói được mà chúng em điều kiện thì không thể nào làm được cái gì bây giờ, chỉ biết kêu giời. May được nhờ các anh, các anh có phần nào giúp đỡ chúng em thôi, chứ còn chúng em bây giờ như là ếch ở đáy giếng, anh ạ.
Cũng có nhiều người đấy. Riêng ở huyện em có trên chục người anh ạ. Bây giờ em thấy như nhà chị Nhiên đấy, đất đai ông cha nhà chỉ để lại đùng một cái xã lấy. Bị lấy xong thì cuối cùng chị đi kiện, đi kiện thì được trả lại một góc, song xã lại bắt chị mua lại một góc
 
Mặc Lâm : Dạ vâng. Chị có thể nhắc lại 5 người bị bắt gồm những ai và lý do nào bị bắt hay không, thưa chị?

Chị Phạm Thị Sửu :
 Chúng em đều là mỗi người một huyện, không ai giống ai. Như hôm đó là về đấy vô tình gặp nhau ở đấy thì là có chị Lệ Hằng thì bản chất của chị có nói to thôi. Chị nói to nên bọn nó cho là quấy nhiễu, xong rồi nó lợi dụng cái đấy nó bảo chúng em là về đây quấy nhiễu làm ảnh hưởng đến hành chính rồi nó bắt chúng em thôi.

Trong đó có em là một, chị Hòa là hai, chị Hằng là ba, chị Hanh là bốn, chị Ngát là năm. Riêng cái hôm nó bắt nhốt rồi đến buổi sáng chị Ngát chỉ đi ra mua bánh mì cho chúng em thì chị không bị tống lên xe. Còn nó tống 4 chị em em lên xe thật vô cùng dã man, anh ạ. Đây là nó cậy quyền chức. Em cũng nói trong đơn là họ cậy quyền chức, cậy sức mạnh để dồn ép đày những chị em bị oan ức này, nó mang đi đày.

Em có nói trong cái đơn ấy và trong đó em cũng có nói là tôi là người có công đã đi góp phần để giành lại quyền và nhà cao mát mẻ cho cái lũ phát xít này. Bây giờ nó không mang ơn mà nó lại đày đọa chúng tôi như thế này. Em nói như thế đấy.

Mặc Lâm : Xin chị cho biết là cho tới bây giờ thì chị đã an phận với cái chuyện chính quyền giải quyết rồi hay là chị vẫn còn tiếp tục để mà khiếu kiện nữa để giành lại công lý cho mình?

Chị Phạm Thị Sửu : Em vẫn còn tiếp tục, anh ạ. Em vẫn còn tiếp tục, em dứt khoát nói với thanh tra là anh Thắng – thanh tra trung ương,  anh ấy nói là không có lý nào là không giả (trả), đã giả là phải giả hết, mà đã không giả là không giả chứ không có lý nào giả một nửa còn một nửa không giả.
Em có nói trong cái đơn ấy và trong đó em cũng có nói là tôi là người có công đã đi góp phần để giành lại quyền và nhà cao mát mẻ cho cái lũ phát xít này. Bây giờ nó không mang ơn mà nó lại đày đọa chúng tôi như thế này. Em nói như thế đấy.

Và anh cũng đã đề nghị về với chủ tịch tỉnh rồi. Thế nhưng mà chủ tịch tỉnh cũng vẫn như thế là một, cái thứ hai nữa là đợt chúng em bị bắt đấy, em đề nghị là phải đền, đền sức khỏe cho chúng em theo đúng pháp luật của Việt Nam. Thế nhưng bây giờ nó lại bày biện ra là nó khai man chữ của em, khai man chữ ký của em ra, trong nội dung đó không biết là em viết những cái gì của nó.

Thế là nó khai man ra để trốn tránh cái trách nhiệm nó làm sai, anh ạ. Bọn công an thành phố Bắc Giang đấy. Em đang bảo với bạn bè rằng năm chị em bị bắt là cứ để Tết xong đi rồi chúng em về tận Bộ Công An để chúng em trình bày một lần nữa, anh ạ.

Mặc Lâm : Xin cảm ơn chị. Và đầu năm cũng chúc cho chị mọi sự tốt lành, ít nhứt cũng được đủ ăn qua ngày để mà tiếp tục tìm công lý, chị Sửu ạ.

Chị Phạm Thị Sửu :
 Vâng, thì nhờ các anh giúp đỡ để cái lũ ấy trở thành người chứ còn chờ chúng đền bồi cho chúng em thì chưa chắc chúng nó đã đền, nhưng mà cái việc chúng em đòi hỏi thì chúng em cứ đòi hỏi, anh ạ.

‘Tôi không tin công an’


Sáng Thứ Ba, tòa soạn báo Người Việt có một vị khách đặc biệt ghé thăm. Vị khách được mọi người chú ý không phải như một nhân vật nổi tiếng nhiều người biết, mà vì ông có một dáng đi khập khưỡng khó nhọc cùng một gương mặt bị biến dạng vì acid.
Nhà báo Trần Quang Thành với gương mặt bị trả thù bằng acid do những bài viết chống tham nhũng và tệ nạn xã hội tại Việt Nam từ 20 năm trước. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)
Vị khách đó chính là nhà báo Trần Quang Thành, 70 tuổi, hiện đang sống tại Slovakia.
Trần Quang Thành là tác giả của nhiều bài viết chống tham nhũng và tệ nạn xã hội ở Việt Nam trong suốt thập niên 80, đầu 90, góp phần quan trọng trong nhiều vụ phá án, thu về cho nhà nước Việt Nam nhiều tỉ đồng. Tuy nhiên, kết quả ông nhận được cho việc làm chính đáng của mình, là “lãnh trọn gần một ca acid” vào mặt, vào người, để đến tận hôm nay, sau gần 20 năm tròn, vụ án ông bị tạt acid vẫn mãi là một sự im lặng đáng sợ.
Chống tham nhũng tại cơ quan: Bị mất việc
Nhà báo Trần Quang Thành sinh năm 1941, đến với nghề phóng viên ngay khi vừa tốt nghiệp trung học ở Hà Nội.
Từ năm 1959 đến năm 1973, ông là phóng viên Ðài Tiếng Nói Việt Nam. Từ năm 1974 đến năm 1996, ông là phóng viên đài truyền hình Việt Nam, chuyên về mảnh thời sự, chính trị, ngoại giao, quân sự.
“Công việc làm thì cũng như bao phóng viên khác. Riêng chuyện dẫn đến tai nạn bị trả thù này là vì chuyện chống tham nhũng,” nhà báo Trần Quang Thành bắt đầu câu chuyện.
Theo lời kể của ông, năm 1982, sau khi làm phóng viên chiến trường ở Campuchia về với một chân mang thương tích, ông được phân công về làm việc ở Viện Nghiên Cứu Kỹ Thuật Phát Thanh Truyền Hình Sài Gòn.
“Nhiệm vụ của tôi là xây dựng các cơ sở đài truyền hình địa phương và đào tạo phóng viên cho đài truyền hình địa phương. Khi đấy, tôi làm thủ tục nhập khẩu các thiết bị cho ngành phát thanh truyền hình vì tôi có nhiều mối quan hệ với các lãnh đạo cấp cao, nên việc xin giấy phép nhập thiết bị sẽ dễ dàng hơn.” Ông kể.
Với khẩu hiệu “nhà nước và nhân dân cùng làm, địa phương và trung ương cùng làm,” nên cơ quan ông sẽ lo tư vấn cho địa phương cách xây dựng truyền hình, nhập khẩu thiết bị, còn tiền ngoại tệ là của địa phương.
Ông cho biết, “Khi làm thì các ông Ðỗ Mười, Phạm Hùng nói là các ông ấy không biết những người thực hiện là ai, chỉ biết tôi là người thay mặt đi nhận, đi xin giấy phép, nên nếu xảy ra chuyện áp phe mua đi bán lại thì tôi phải chịu trách nhiệm. Tôi đồng ý.”
“Thế nhưng lúc tôi xin được giấy phép cho cơ quan thì họ lại không làm như thế. Họ đi nhập những thiết bị theo ý họ, xong mang về mua đi bán lại, lấy tiền lời đó, quay vòng.”
“Tôi bảo, ‘Quái, sao tiền địa phương người ta gửi lên cả năm trời mà chẳng thấy thiết bị đâu.’ Tôi đi ra chợ trời Huỳnh Thúc Kháng thì thấy thiết bị xin phép nhập cho địa phương được bán ngoài đó. Tôi nói lãnh đạo cơ quan, họ bảo, ‘Ðó là việc của chúng tôi, cậu không cần biết tới.’”
“Họ còn nói, ‘Chuyện cậu đi báo cáo với đảng và nhà nước là quyền của cậu.’”
“Thế là tôi đi báo cáo,” ông tiếp tục.
Từ “báo cáo” của ông Thành, công an vào cuộc điều tra và “thu hồi về số hàng hóa trị giá gần 30 ngàn đô la, 30 ngàn đô la ở năm 87 thì khác với bây giờ rất xa”. Người cung cấp tài liệu nhớ lại.
Kết quả cho việc làm này “Tôi bị mất việc do chúng trả thù. Con gái tôi làm ở đó cũng bị cho nghỉ việc luôn,” ông nói cùng nụ cười không rõ nét trên đôi môi đã bị biến dạng, chỉ nghe rõ tiếng khẩy cười chua chát.
Viết bài chống tệ nạn xã hội: Bị hăm dọa giết
Năm 1988, ông Thành trở ra Hà Nội, tuy “biên chế” vẫn thuộc đài truyền hình Việt Nam nhưng “họ vô hiệu hóa tôi, cho tôi ngồi chơi xơi nước, và ăn lương người thất nghiệp”.
Ông Thành lại viết báo, “Bài đầu tiên tôi viết trong giai đoạn này là ‘Ðường dây buôn bán phụ nữ qua biên giới.’”
Theo lời ông Thành, đây là bài viết chỉ ra một đường dây trải dài từ Hà Nội, Hải Phòng đến tận nha Trang, Cần Thơ, Sài Gòn để buôn bán phụ nữ qua Mã Lai, Ma Cao, Campuchia.
Khi bài viết của ông được phát lên đài phát thanh thì “công an đến yêu cầu cho xin tài liệu để họ phá án”.
“Tôi không cho,” tác giả bài báo nói. “Tôi không tin công an. Tôi đã có kinh nghiệm vụ chống tham nhũng lần trước ở Viện Nghiên Cứu Kỹ Thuật Phát Thanh Truyền Hình Sài Gòn rồi. Lần đó họ cũng yêu cầu tôi cung cấp tài liệu cho công an phá án. Nhưng công an đã thông đồng với chúng nó. Vụ án chìm xuồng. Còn hai bố con tôi thì mất việc.”
Tuy nhiên, khi “công an báo cáo sang chỗ ông Tổng Bí Thư Ðỗ Mười thì ông ta cho thư ký xuống bảo tôi phải cung cấp tài liệu. Vì trách nhiệm, tôi phải đưa tài liệu cho họ.” Khi đó là tháng 10 năm 1989.
Vụ án này được công an Hà Nội “phá” trong một tuần, cũng là lúc “bọn xã hội đen bắn tin qua hàng xóm và gia đình dọa sẽ giết tôi, chúng nói sẽ làm cho tôi thân tàn ma dại”. Ông Thành kể.
Tác giả bài báo khẳng định, “Tôi biết chỉ có công an tiết lộ cho chúng biết là tôi cung cấp tài liệu thôi.”
Ðầu năm 1990, theo chỉ thị của “chủ tịch hội đồng bộ trưởng” về chống buôn lậu thuốc lá ngoại, nhà báo Trần Quang Thành viết tiếp bài “Ðường dây buôn lậu thuốc lá ngoại bằng đường bưu điện và đường hàng không”.
Một lần nữa, “chỗ văn phòng ông Ðỗ Mười lại yêu cầu tôi cung cấp tài liệu cho công an phá án”.


Ông Thành kể lại một cách cặn kẽ, “Hôm đi bắt thì tôi đã nói rõ ràng là bắt thằng bố, tức thằng Vinh Lé, và thằng Dũng Sẹo đưa hàng lậu, đưa thuốc lá từ Nam ra Bắc. Chứ còn thằng Cường Ngọng mới có 16 tuổi thì làm gì có tiền mà nó đi buôn. Y như rằng mình biết trước thế nào nó cũng làm cái trò ấy. Hôm bắt nó chỉ bắt thằng Cường Ngọng có 16 tuổi. Thằng Dũng Sẹo thì trốn. Còn bố nó là Vinh Lé thì đứng đấy cho lập biên bản. Tôi phản đối. Hôm sau chúng giả vờ đến bắt thì thằng bố trốn đi rồi còn đâu mà bắt.
Tháng 3 năm 1991, chúng đưa thằng con ra xử, nhưng xử cái gì, có đúng người đúng tội đâu mà xử, vậy mà cũng xử 3 năm tù.”
Ông tiếp tục câu chuyện:
“Một đêm đầu tháng 4 thì thằng bố về. Phòng cảnh sát hình sự chỗ ông Ðỗ Kim Tuyến đó, thiếu tướng phó tổng cục cục phòng chống tội phạm bây giờ, hồi đó thì chỉ trung tá thôi. 12 giờ đêm đột nhập vào nhà bắt nó thì nó đưa ra lệnh ‘ngưng truy nã’ do Nguyễn Ðức Nhanh ký, bây giờ hắn là trung tướng công an giám đốc công an Hà Nội, phó tổng cục trưởng Tổng Cục An Ninh 3. Lúc đó thì mới là trung tá trưởng phòng cảnh sát điều tra xét hỏi thôi. Công an vào bắt mà có lệnh đó thì làm sao bắt được nữa.”
Theo lời ông, ngay sau đó, ông đã viết bài “Ông Nhanh ký nhanh quá!” ám chỉ việc ông Nguyễn Ðức Nhanh làm việc “không ai biết cả”.
Ba tháng sau vụ án này, tác giả bài báo bị “tạt cả ca acid vào mặt”.
Không ân hận, nhưng ‘đừng làm theo tôi, sẽ bị cô lập’
“Nói thật là mấy chục năm nay chả bao giờ người thân trong gia đình tôi dám đi chung với tôi đâu, cô ạ. Họ bảo họ xấu hổ. Họ bị cô lập. Khổ lắm!
Làm công việc này phải chịu đựng hy sinh. Lực lượng công an chỉ bảo vệ cho bọn tham nhũng chứ không bảo vệ cho lực lượng chống tham nhũng đâu.” Nhà báo Trần Quang Thành nói.
Sau khi chống tham nhũng tại cơ quan là Viện Nghiên Cứu kỹ Thuật Phát Thanh Truyền Hình, nhà báo Trần Quang Thành bị cho nghỉ việc. Sau bài viết nói về đường dây buôn bán phụ nữ qua biên giới, ông bị xã hội đen bắn tin đe dọa sẽ “làm cho thân tàn ma dại”. Và, vài tháng sau khi đường dây buôn lậu thuốc lá ngoại bằng đường hàng không và bưu điện bị phá xuất phát từ những bài báo của ông, nhà báo Trần Quang Thành đã bị trả thù một cách dã man bằng acid.
Ðến nay, gần tròn 20 năm, di chứng của vụ trả thù đó là gương mặt bị biến dạng của nhà báo Trần Quang Thành. Tuy nhiên, vụ án ông bị tạt acid vẫn mãi là một sự im lặng đáng sợ.
Bị trả thù bằng acid
Thảm họa từ cuộc trả thù dã man từ 20 năm trước như vẫn còn in hằn trong trí nhớ người phóng viên Trần Quang Thành.
“Khoảng 5 giờ rưỡi sáng ngày 4 tháng 7, năm 1991, tôi đang quét cửa nhà chuẩn bị cho con gái tôi ra dọn hàng bán quán bún ốc, riêu cua tại nhà. Khi đó tôi đang mặc quần xà lỏn và cởi trần. Có một cậu thanh niên khoảng hơn 20 tuổi ghé đến hỏi, ‘Bác có biết nhà bác Thành làm ở đài truyền hình không?’ Tôi bảo, ‘Tôi đây’ thì ngay lập tức hắn hắt luôn một ca đầy acid vào mặt tôi.”
“Tôi đưa tay đỡ lên thì hai tay tôi bị thế này, rồi acid vào mặt, mất hết cả mồm, mũi, phải đi cấp cứu.” Vừa chỉ vào hai cánh tay đầy những vết sẹo cháy dính da và khuôn mặt bị biến dạng đi rất nhiều, giọng người đàn ông chùng xuống.
Hơn một năm trời sau đó, ông Thành đã phải trải qua 15 lần mổ ở các bệnh viện mắt, bệnh viện quân đội để tái tạo lại phần nào cho những phần đã bị mất đi trên khuôn mặt.
Trong thời gian đó, gia đình ông làm đơn gửi lên phòng cảnh sát điều tra của công an thành phố Hà Nội. “Họ cho đội trọng án của công an Hà Nội và đội cảnh sát điều tra công an quận Ðống Ða vào bệnh viện hỏi thăm tôi.” Ông tiếp tục câu chuyện.
Ông cho rằng tuy “khi đó mắt tôi nhìn lờ mờ chứ có nhìn rõ đâu, nhưng lạ là lúc tôi nhìn thì hai người hỏi thăm mình lại quay mặt đi, không cho mình thấy mặt họ”.
Những người công an đến bệnh viện nói với ông rằng “vụ án của bác đã được báo cáo lên bộ rồi. Trung Tướng Phạm Tâm Long, thứ trưởng thường trực Bộ Nội Vụ đã chỉ đạo một ban chuyên án. Sở Công An Hà Nội cũng có một ban chuyên án do ông Vũ Ðình Hoành làm trưởng ban. Chúng tôi đến đây để làm nhiệm vụ thu thập chứng cứ”.
“Họ giao hẹn với tôi là tôi tuyệt đối không được cung cấp tư liệu cho các báo. Vì nếu các báo đăng lên vụ của tôi, có người vào bệnh viện thủ tiêu tan chứng bằng cách giết tôi thì họ không chịu trách nhiệm đâu. Họ yêu cầu tôi như thế.” Ông Thành cho biết.
Không một tờ báo nào trong nước đăng tin về vụ án này.
Tháng 9 năm 1992, ông Thành xuất viện sau 14 tháng xảy ra thảm họa tạt acid. Tin tức vụ án vẫn trong vòng im lặng.
Tháng 11 năm 1992, Tuần Tin Tức của thông tấn xã Việt Nam đăng bài “Nỗi đau người mẹ” viết về mẹ của nhà báo Trần Quang Thành. Bài báo kể lại câu chuyện bà mẹ ông Thành đã từng nhận nuôi 30 đứa trẻ mồ côi từ năm 1960, vừa cho đi học chữ vừa đi học nghề. Nay, sau hơn 3 thập niên, bà mẹ chỉ có một đứa con trai duy nhất lại tàn tật, không nơi nương tựa…
“Ông Ðỗ Mười đọc bài báo đó và cho thư ký gửi công văn xuống Bộ Lao Ðộng Thương Binh Xã Hội và Bộ Nội Vụ yêu cầu làm rõ vụ này.” Ông Thành nói.
Tháng 12, năm 1992, ông Thành quyết định đến thẳng công an Hà Nội hỏi xem vụ án tiến triển đến đâu.
“Ông Phạm Chuyên, đại tá phó giám đốc công an phụ trách an ninh khi đó đưa tôi xem toàn bộ sổ họp giao ban ngày 4 tháng 7 năm 1991. Thì ra trong đó không có ai báo cáo gì về chuyện của tôi, không ai nói ngày đó có vụ trọng án gì cả. Tụi nó đã bưng bít ngay từ đó.”
“Chưa tin, tôi sang hỏi ông Nguyễn Văn Tình, phó giám đốc công an phụ trách tổ chức lực lượng. Ông ta cũng thề với tôi là ông ta không hề biết gì về vụ này, chỉ đến khi ông Ðỗ Mười gửi công văn về chỗ ông Năm Xuân tức Mai Chí Thọ rồi gửi về công an Hà Nội thì họ mới biết vụ án của tôi.
Tôi lại lên gặp Phạm Tâm Long, thứ trưởng thường trực Bộ Công An. Ổng cũng nói không biết gì hết.”
Câu trả lời mà nhà báo Trần Quang Thành nhận được là như vậy. Sau đó, báo chí cũng lần lượt đưa tin. Tuy nhiên, vụ án vẫn mãi im lặng và chìm xuồng luôn từ 20 năm nay, chẳng ai nhắc gì tới nữa.
‘Tai hại là nó đánh vào gia đình mình’
Trở về cuộc sống đời thường với gương mặt loang lỗ những vết sẹo phỏng từ acid, những vết sẹo do phẫu thuật ghép da tạo hình, nhà báo Trần Quang Thành vẫn thuộc biên chế của Viện Nghiên Cứu Kỹ Thuật Phát Thanh Truyền Hình nhưng “họ vô hiệu hóa mình, có cho mình làm gì đâu. Ðến đầu năm 1996 thì họ gợi ý cho mình về hưu non”.
“Nhìn lại công việc ông đã làm cho đến khi bị trả thù, có bao giờ ông nghĩ nếu có quay lại, ông sẽ làm khác đi không?” Phóng viên Người Việt hỏi.
“Không” ông Thành trả lời ngay lập tức. “Tôi trước sau vẫn thấy việc mình làm là làm đúng, mình không ân hận. Rõ ràng mình làm việc không sai. Mình không đánh vào nhân dân lao động. Cho nên chả có gì tôi thấy ân hận.”
“Nhưng đúng là làm chuyện này thì đòi hỏi phải hy sinh, gia đình mình phải hy sinh.” Ông nói tiếp.
Người đàn ông cười buồn, “Nói thật là mấy chục năm nay chả bao giờ người thân trong gia đình tôi dám đi chung với tôi đâu, cô ạ. Họ bảo họ xấu hổ. Họ bị cô lập, cô ạ. Khổ lắm! Làm công việc này phải chịu đựng hy sinh. Lực lượng công an chỉ bảo vệ cho bọn tham nhũng chứ không bảo vệ cho lực lượng chống tham nhũng đâu.”
Ông kể chuyện ông viết bài phanh phui chuyện tham nhũng tiền thuế trước bạ của một công ty nhà đất, sau khi ông đã bị tai nạn.
Ông kể, “Tôi phản đối chuyện họ làm ăn gian dối. Họ thách thức tôi. Họ bảo với tôi là ‘nói thật với bác, nó là cả một bộ máy có bánh xe nhỏ bánh xe to. Bác mà đi ngược bánh xe bác sẽ gãy. Kinh nghiệm của bác đấy!’”
“Tôi bảo tôi chả còn gì nữa để mất, tôi sẽ làm tới cùng. Nhưng tai hại là nó lại đánh vào ngay gia đình mình,” ông thổ lộ.
Theo lời ông Thành, con gái ông dành dụm tiền đặt cọc mua một căn nhà của công ty đó. Thế nhưng khi đến ngày chuẩn bị nhận nhà thì “chúng bảo xin lỗi con gái tôi là do ký vội mà quên là căn nhà đó đã bán cho người khác rồi”.
Giọng ông mỉa mai, “Thực ra thì chúng phát hiện ra tôi. Thế là gây ra bố con mâu thuẫn nhau. Vì bố mà con mất cơ hội mua được cái nhà. Lại thế! Nó đánh mình như thế đó, đánh thẳng vào gia đình mình, chia rẽ gia đình mình.”
Ông nói, như tự an ủi chính mình, “Tôi không ân hận gì cả. Chỉ có cái là ai đồng cảm được với chuyện mình làm là tốt thì mình thấy có niềm vui. Còn người nào không đồng cảm, bảo mình là thế này thế khác thì mình cũng không thấy buồn mà chỉ thấy đáng tiếc là những người đó chưa hiểu mình.”
Ông kể ông cũng có lúc như thấy mình được khích lệ khi nghe có những sinh viên của phân viện báo chí kể cho ông nghe rằng họ được nghe nói về ông trong những giờ học, hay có nhiều người làm báo đã dùng gương ông để viết báo.
Tuy nhiên, “Tôi có nói với họ, ‘các cháu học bác thì được nhưng đừng làm theo bác. Vì các cháu làm theo bác thì các cháu khổ, vì làm theo bác các cháu sẽ bị cô lập, nên phải cân nhắc, nghĩ kỹ chứ làm theo bác thì phải trả giá quá đắt đấy!’”
***
Sau những bài báo vạch mặt chế độ đăng trên các trang mạng, cùng những bài trả lời phỏng vấn cho các đài RFA, VOA, nhà báo Trần Quang Thành cảm thấy “sống trong nước không còn an toàn nữa nên mình phải đi thôi”.
Ông đã không xin đi tị nạn chính trị vì sợ sẽ gây cho gia đình các con ông những phức tạo khó khăn. Ông chọn khả năng xin sang định cư cùng con trai ở Slovakia, từ tháng 8 năm 2008.