Thứ Sáu, tháng 2 10

Cơ hội hay kẻ cơ hội

Ông Đào Hồng Tuyển - chúa đảo Tuần Châu - vừa trao  chi phiếu 100 ngàn Mỹ Kim nhờ chuyển lại cho gia đình ông Đào Văn Vươn và Đào Văn Qúy .Trả lời cho ký gỉa, ông Tuyển nói rằng đối với một đứa bé người Nhật bất hạnh của một nước giàu có mà ông còn tặng 50 ngàn Mỹ Kim, còn đây lại là đồng bào ruột thịt của mình.Ông cho rằng nỗi bất hạnh của gia đình ông Vươn và ông Qúi rất lớn, rất đáng thương và đáng quan tâm . Họ sống cảnh màn trời chiếu đất trong cái rét của mùa đông . Ông nói thêm "chỉ có loài thú mới quay lưng lại với đồng loại để lo chăm sóc bộ lông của mình".Ông Tuyển còn hứa vận động các đại gia trên toàn quốc, các hội đoàn, và đặc biệt là ông Hữu Thỉnh - Chủ Tịch Hội Nhà Văn VN - giúp đở 2 gia đình bất hạnh của ông Vượn và ông Qúi để họ sớm ổn định cuộc sống trước khi có sự giúp đỡ của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng .Hoan hô tinh thần "miếng khi đói bằng gói khi no . Của tuy tơ tóc nghĩa so nghìn trùng" của ông Đào Hồng Tuyển .


Không có gì đắc sách bằng cách xuất hiện và hành xử như một minh quân khi mà lòng dân bất mãn cùng cực và có sẵn vài con tốt nhỏ đang bị dư luận căm phẫn để đem ra trảm. Tham nhũng - nếu không dẹp được tôi sẽ từ chức; Vinashin - cú đấm thép chìm tàu với số nợ phải chạy làng; lạm phát đụng trần nhà; biển Đông dậy sóng và lòng người bất mãn đến nỗi phải đem hải quân VNCH ra để vuốt... Uy tín của ông Thủ tướng xuống dốc từ trong nhà ra đến sân. Tiên Lãng là cơ hội ngàn vàng cho Thủ tướng và ông đã biết nắm bắt vụ việc từ đầu để biến thành một kế hoạch. Một tháng im lặng là một sự im lặng có tính toán, có chủ mưu.

Trước hết hãy xét về hiện tượng báo chí lề đảng vào cuộc ầm ầm. Sau khi đăng tải vài tin tức theo kiểu viết lại tin từ thông tin của bộ phận công quyền về một tội phạm chống cự và bắn lại lực lượng thi hành công vụ, thì gần như tất cả các báo lề đảng được tự do khai thác và đăng tải tin tức về vụ việc Tiên Lãng tối đa. Mỗi ngày, mỗi bài báo, những lời tường thuật và bình luận đã làm gia tăng sự đồng cảm của quần chúng đối với hành động của anh Đoàn Văn Vươn và sự phẫn uất đối với các cán bộ quan chức tại huyện Tiên Lãng. 

Trong một guồng máy truyền thông mà một con kiến cũng không lọt qua hàng rào kiểm duyệt khi đảng muốn thì tại sao một tháng qua, báo lề đảng có được cái "tự do" ấy? Nếu không có chỉ thị bật đèn xanh thay vì chỉ thị bật đèn đỏ hoặc ít ra là ... đèn vàng? Chỉ mới đây thôi, nhìn lại sự kiểm soát và bưng bít thông tin về các cuộc biểu tình yêu nước, về chuyện cờ Trung Quốc 6 sao là đủ để thấy khả năng kiểm soát thông tin của đảng.

Cũng cần thấy rằng hiện tượng dân oan, tranh chấp đất đai giữa dân và cán bộ quan chức đảng, tình trạng cưỡng chế trái phép, giải phóng mặt bằng và bồi thường oan ức đã và đang âm ỉ có thể bùng nổ khắp nước bất kỳ lúc nào và đảng không phải là không biết điều đó. Trong suốt nhiều năm qua, những biện pháp khoanh vùng để đàn áp những phản đối của dân oan, bưng bít thông tin hay giới hạn thông tin đã được áp dụng. Do đó vụ việc Tiên Lãng không phải là chuyện "nhỏ như con thỏ" để đảng vô tư cho phép đổi đèn đỏ xanh. Nó là một sự chủ động có tính toán của ông Thủ tướng. 

Trong cái "khuôn khổ tự do" phanh phui vụ việc Tiên Lãng, điều mà đảng và ông Thủ tướng nhất trí với nhau là "lộ hàng vài Nguyễn Trường Tô" nhưng dứt khoát không thể "lộ hàng đảng Nguyễn Trường Tô". Sai trái là do cán bộ huyện xã chứ không phải từ thành phố cho đến trung ương. Góp vai trò để giải quyết chuyện này là sự xuất hiện của thái thượng hoàng Lê Đức Anhvà một số nguyên tướng lãnh, nguyên đại biểu quốc hội. Những cán bộ cao cấp suốt đời trung thành với chế độ này có những phát biểu đáp ứng đúng tâm lý của nhiều người đang muốn cứu anh Đoàn Văn Vươn và đang lên án đám cường hào ác bá địa phương. Những tồi tệ của các cán bộ quan chức Tiên Lãng càng được phơi bày thì lý do hành động phạm pháp vì bị ép vào đường cùng của anh Vươn càng được thông cảm và hiểu được. Không gì bằng khi những phát biểu đó xuất phát từ các công thần của chế độ.

*

Sau 1 tháng "im lặng", màn hai của vở kịch chính thức được mở và tài tử Nguyễn Tấn Dũng xuất hiện. Chỉ trong vòng vài ngày, những tài tử phụ tái xuất hiện với những tít lớn trên báo lề đảng: 


để đánh cú cuối cho 3 mục tiêu: địa phưong Tiên Lãng sai trái, cán bộ làng xã Tiên Lãng quá tệ, và Đoàn Văn Vươn vẫn là tội phạm. 

Trang điện tử mà cái tên phảng phất tính nhân văn, giáo dục là Giáo dục Việt Nam được khéo léo chọn để thực hiện - không phải là một bài phỏng vấn giữa một phóng viên và một cán bộ - mà là một loạt giao lưu trực tuyến với quần chúng, hoành tráng hơn trong đó những câu hỏi rất cò mồi kết hợp với những câu trả lời để thành bài bản. 

Ba bài viết của Giáo dục Việt Nam được VietnamNet, một trang đắt khách hơn gom lại với nhan đề ăn khách và rõ ràng hơn cho ông Thủ tướng: 


Tất cả xảy ra trong vòng 1, 2 ngày. Những hồi trống nhồi cho Thủ tướng đã vang lên; tấm màn nhung được kéo lên và lộ hàng mục tiêu và ý đồ của ông Thủ tướng trong kế hoạch... phục hồi nhân phẩm với bài viết và cái tít mang câu phát biểu của diễn viên Thái thượng hoàng gửi đến toàn dân: 



Ở thành phố cảng, nơi ông Thủ tướng là ĐHQH nhưng không cần, không thèm gặp cử tri đã "bị" xếp hàng, nhắm mắt gạch đít tên ông vào ghế Quốc hội, thì các quan chức thành phố, những kẻ đã từng có những tuyên bố như: 

Đỗ Trung Thoại, Phó Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng: 
“Sau khi vụ việc xảy ra, quần chúng nhân dân, nhất là nhân dân các xã khu vực ven biển huyện Tiên Lãng, rất bất bình, đề nghị cơ quan chức năng phải sớm đưa ra xét xử nghiêm minh đối với những người cố tình chống đối” "Lực lượng cưỡng chế không phá mà do nhân dân bất bình (với hành vi, thái độ của gia đình ông Đoàn Văn Vươn - PV) nên đã phá". "TP chưa khẳng định người dân bức xúc phá nhà hay chính quyền phá nhà dân mà theo báo cáo ban đầu của huyện Tiên Lãng là người dân phá." 

Đỗ Hữu Ca - Giám đốc Công an thành phố Hải Phòng:
"Công an trong lực lượng cưỡng chế không được lệnh phá. Và CBCS công an không phá căn nhà vì sau khi lực lượng cưỡng chế rút đi, có lực lượng công an khác đến ghi nhận hiện trường rồi cũng rút chứ không phá gì cả. Hiện trường còn lại thuộc trách nhiệm của huyện." "Tôi không ra lệnh anh em phá dỡ nhà của hai đối tượng Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý" 

qua cái gọi là Thường vụ Thành ủy Hải Phòng tự khoát vào mình cái áo quan tòa. Ban Thường vụ Thành ủy là một bộ phận của đảng nhưng tỉnh bơ, không ai thắc mắc, ngồi vào ghế của chính phủ để giải quyết chuyện cán bộ chính quyền sai trái và oan ức của dân. 

Kết luận "bước đầu" của bộ phận đảng "tối cao" tại Hải Phòng nằm đúng trong kế hoạch của Thủ tướng: Giơ cao đánh khẽ, đánh thằng nhỏ chứ không đánh thằng lớn và đánh vào hiện tượng nhưng không đụng vào bản chất. Hãy xem: 

Thường vụ Thành ủy Hải Phòng thừa nhận 5 cái sai trong vụ cưỡng chiếm ở Tiên Lãng:

- Không có phương án sử dụng đất sau khi thu hồi của cơ quan có thẩm quyền để công bố công khai đối với người có đất bị thu hồi. 

- Không thành lập hội đồng đền bù hỗ trợ trước khi thu hồi. 

- Không tổ chức đối thoại với người được giao đất bị thu hồi với người ký quyết định cưỡng chế thu hồi.

- Sau cưỡng chế để xảy ra việc nhà trông đầm nuôi trồng thủy sản của gia đình ông Vươn bị phá hủy. 

- Việc tổ chức cưỡng chế vào thời điểm không hợp lý, sát Tết cổ truyền của dân tộc đã gây phản ứng trong dư luận nhân dân về đạo lý và mối quan hệ giữa chính quyền huyện Tiên Lãng với dân. 

5 cái sai này mang tính "hiện tượng", "kỹ thuật" gói gọn trong lãnh vực hoạt động để giới hạn phạm vi trừng phạt mang tính đánh khẽ. Ban thường vụ đảng Hải Phòng còn rất kỹ lưỡng gài câu gỡ tội trong đoạn mở đầu: 

Đối với huyện ủy Tiên Lãng, mặc dù không có dấu hiệu tư lợi hay cố ý làm trái nhưng sự việc đã gây ra hậu quả nghiêm trọng, Ban Thường vụ Thành ủy thống nhất chủ trương:

Kiểm điểm Ban Thường vụ Huyện ủy và cá nhân Bí thư huyện ủy.

Đình chỉ công tác Lê Văn Hiền- Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện; Nguyễn Văn Khanh - Phó chủ tịch UBND để kiểm điểm trách nhiệm cá nhân. 

Kiểm điểm Lê Văn Mải - Trưởng công an huyện Tiên Lãng; Phạm Đăng Hoan - Bí thư Đảng ủy; Lê Văn Liêm - Chủ tịch UBND xã Vinh Quang. 

Tất cả nhân sự trên là những quan chức cấp huyện, hình phạt nặng nhất hiện thời là đình chỉ công tác, còn lại là kiểm điểm - một cụm từ đồng nghĩa với chìm xuồng. Tất cả sai trái đều nằm ở phạm vi hiện tượng. Những "tội" mang tính đạo đức, phản ảnh bản chất lật lọng, láo khoét của những cán bộ quan chức đảng không được nhắc tới. Chúng đã làm xong nhiệm vụ tạo bức xúc cho quần chúng, đã mở đường xong cho Thủ tướng xuống núi trừ gian diệt bạo. Đỗ Hữu Ca, Đỗ Trung Thoại và các đồng chí nói láo ăn tiền hạ cánh an toàn vì trong đảng nói láo không phải là tội.

Thứ Ba, tháng 2 7

NHÂN VỤ TIÊN LÃNG: TUYÊN GIÁO LÀ THẾ ?

Phạm Xuân Cần
          Chiều nay đọc tin về cuộc họp báo của Thành ủy Hải Phòng về vụ Tiên Lãng mà nhẹ cả người. Thôi thì tuy chưa thật thỏa mãn, nhưng bước đầu như thế là rất tốt. Phản hồi trên mạng tuyệt đại bộ phận là tích cực, người ta hoan nghênh Bí thư Thành ủy Hải Phòng, người ta kỳ vọng và tin tưởng Thủ Tướng trong buổi làm việc bốn ngày tới đây sẽ tiếp tục đưa ra các kết luận và quyết định đúng đắn. Dĩ nhiên là còn nhiều đòi hỏi và chờ đợi khác nữa. Tất cả không có gì ngoài mong muốn sự thật được phơi bày, công lý được thực thi, đạo lý được tôn trọng.
          
Tự dưng, tôi lại chạnh nghĩ đến ông Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Tiên Lãng Vũ Hồng Chuân. Mới bốn hôm trước, đúng ngày 3/2, ngày thành lập Đảng, thay mặt Huyện ủy ông đã “quán triệt” cho 300 đảng viên cốt cán của Đảng bộ thị trấn Tiên Lãng về vụ cưỡng chế. Theo ông thì mọi việc mà chính quyền huyện Tiên Lãng, xã Vinh Quang và các ban ngành đã làm đều đúng đắn, đều cần thiết. Đảng viên trong Đảng bộ cần “quán triệt” và tin tưởng, không được nghe theo các luận điệu xấu. Ông cũng không ngần ngại gọi tên cả GS Đặng Hùng Võ, một chuyên gia hàng đầu về quản lý đất đai, coi đó là một trong những người đã phát ngôn sai trái, do không hiểu thực tế (!). Dĩ nhiên, ông xỉa xói blog đủ điều. Ông coi đó là những tác nhân gây rối lọan thông tin và gây mất ổn định chính trị xã hội ở địa phương…Ông cũng lưu ý có các thế lực xấu đứng đằng sau các bloger! (Câu này khiến tôi cũng phải quay lại xem có “kẻ xấu” nào đứng sau lưng mình không, mà không thấy. Hay là “kẻ xấu” tinh vi quá mình nhìn không ra?).
          Thực ra, khi chưa đọc bài nói chuyện của ông Chuân, thì tôi cũng đoán ra ông sẽ nói như thế nào. Chẳng phải là tôi có tài cán gì về khả năng tiên tri, mà chỉ vì tôi quá thuộc bài…tuyên giáo! Tuyên giáo là vậy, hễ cứ có việc gì xẩy ra thì cái người ta quan tâm trước tiên không phải là nghiên cứu, xác minh đúng sai như thế nào, mà quan trọng là “lĩnh hội” sự chỉ đạo của Thường trực cấp ủy để “quán triệt” lại cho cấp dưới và đảng viên. Lý luận, sách vở không viết thế, không dạy thế, nhưng người ta cứ làm thế theo lệ. Mà, trong thực tế nhiều công việc, nhất là hoạt động chính trị ở xứ ta thì nhiều khi lệ quan trọng hơn luật, thói quen quan trọng hơn phương pháp và lý luận. Chính vì lẽ đó, khi có “sự cố” thì gần như phản ứng tức thì của Tuyên giáo là bảo vệ lãnh đạo trực tiếp, trong trường hợp Tiên Lãng là bảo vệ “đồng chí phó bí thư, chủ tịch UBND huyện”. Không khó hiểu khi Trưởng ban TG và chánh Văn phòng UBND huyện nói cùng một giọng. Cái giọng đó gần như được “mặc định” cho tuyên giáo, không chỉ Tiên Lãng mà gần như ở đâu cũng thế. Hiếm có ông trưởng ban TG nào nói khác, có chăng là họ “khéo” đến mức nào thôi. Nếu trưởng ban TG làm khác đi họ khó lòng tồn tại. Thế nên, mới có nhiều trường hợp trớ trêu là trưởng ban TG vừa nói “đúng”, thì cấp trên nữa lại kết luận là “sai”. Thế là việt vị! Là tẽn tò! Trường hợp ông Chuân Tiên Lãng hôm nay chỉ là một ví dụ. Có thể ông Trưởng ban TG Tiên Lãng cũng không tin những điều ông nói là đúng, nhưng bổn phận “ăn theo nói leo” buộc ông không thể nói khác. Mặt khác, vì đã có quá nhiều trường hợp tương tự như những sai phạm của Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng được bưng bít thành công, hoặc gần như không bị xử lý. Trong những trường hợp đó, thì sự “quán triệt” mạnh mẽ, kịp thời của trưởng ban TG có khi lại được coi là “đại công”, được coi là động thái thể hiện rõ lòng trung với chủ. Đó là những cam kết cho một tương lai tốt hơn chức vụ trưởng ban TG, một chức vụ được coi là không mấy lợi lộc, lại rất chi là khó trong thời buổi hiện nay.
Oái ăm cho ông Trưởng ban TG Tiên Lãng là vụ Tiên Lãng có vẻ không theo kịch bản quen thuộc. Kết luận và một số quyết định bước đầu của Thành ủy Hải Phòng đã đặt sự hăng hái “quán triệt” của ông vào thế “việt vị”. Tôi chỉ biết thương hại cho ông và những người như ông. Hy vọng rằng nếu có cơ hội thì ông cũng nên tu tỉnh lại. Nếu có bị đặt vào thế “bất khả kháng” thì cũng nên tỉnh táo và khôn khéo hơn, đừng quá hăng hái như thế. Dù sao trong vụ này tôi thấy ông cũng như ông Vươn thôi. Sự “hy sinh” của ông Vươn và sự “việt vị” của ông đều có giá trị cảnh tỉnh!

VỤ TIÊN LÃNG-Kỳ 3: CÁ MẤT, TÀI SẢN MẤT, NHÀ DÂN BỊ PHÁ NÁT, KHỞI TỐ AI?





Con đường dẫn ra đầm hồ nhà anh Vươn rất đẹp này chính là con đường dẫn tới sự thật, nhưng Khánh Loa chưa hề đặt chân tới.



Khánh loa Chánh VP ủy bản huyện bặm trợn nói: Tại sao gia đình không bảo vệ tài sản của mình, không đề xuất với huyện để bảo vệ tài sản trong vụ cưỡng chế? Câu này xứng đáng vả vào mồm Khánh, không cần trả lời.
Sau ngày thực hiện cưỡng chế ( 5/1), khu đầm hồ anh Vươn coi như đặt trong vùng cấm, không cho phép ai vào. Dân quân, công an xã bắt tay xã hội đen vây kín hồ, cả gia đình anh Vươn cũng không vào được. Báo chí vào thì bị ngáng trờ, đe dọa. Khánh loa mới đây nói: Ai bảo cấm không cho vào? Không cho vào tại sao báo chí vào? Nói câu này Khánh loa quên trước đó trả lời báo chí việc tại sao xã cấm người vào, cả nhà báo cũng cấm, ai vào phải có lệnh của lãnh đạo huyện, Khánh lại nói: Anh em họ làm thế là đúng, phải có lệnh của huyện mới được vào.
Tóm lại, một sự thực đã được xác thực: Từ ngày cưỡng chế ( 5/1) đến chiều 30 tết âm lịch, khu hồ đầm của anh Đoàn Văn Vươn chỉ có một lực lượng duy nhất canh giữ: Đó là người của chính quyền xã Vinh Quang, dưới sự chỉ huy toàn diện, liều lĩnh, trung thành và tận tụy của Chủ tịch UBND xã Vinh Quang Lê Văn Liềm.
Tóm lại, từ ngày 5/1 đến chiều 30 tết, tính tới thời điểm nhiều tấn cá trên 40 hecta mặt hồ đầm nhà anh Vươn bị vét sạch bằng cả hai phương tiện: kéo lưới và châm điện…đều nằm trong sự bảo vệ, quản lý của chính quyền UBND xã Vinh Quang.
Phải đếm cho kỹ từng cái bát, từng cái muỗng…mồ hôi của người nông dân cả đấy.
Tóm lại, song nồi, bát đũa, ảnh cưới, di ảnh, máy ổn áp, mấy con chó, đàn gà, ( hình như cả mấy quả trứng gà mới đẻ), áo quần, giấy bút , cặp sách của các cháu con anh Vươn, anh Quý đang đi học, áo quần, chăn màn, gối, dép, ( cả quần lót phụ nữ)…tài sản lớn bé, tất cả…đều dưới sự bảo vệ, quản lý suốt nhiều ngày của chính quyền xã Vinh Quang ( mà theo nhân chứng khẳng định, mỗi ngày mỗi người bảo vệ được ăn uống no say và được bồi dưỡng 100 ngàn cùng với lời thề của chủ tịch Lê Văn Liêm: tao trả). Tất cả đã bị mất trắng, bị vén sạch, bị liếm hết, chỉ còn lại đống gạch đổ nát và những vết cháy nham nhở.
Lệnh của chủ tịch xã Lê Văn Liêm có uy lực tới mức bây giờ trên mặt hồ nhà anh Vươn, đến con ốc sống dưới bùn cũng bị những bàn tay thảo khấu vén vào túi quần mang về chứ đừng nói tới cá.
Tóm lại, Toàn bộ tài sản gia đình anh Đoàn Văn Vươn từ cá nuôi trong hồ, đến buồng chuối vừa trổ, đến quần áo, …đủ thứ, thậm chí cả tiền bạc còn trong nhà,.,..tất cả thuộc trách nhiệm của chính quyền xã Vinh Quang.
Tóm lại, trong nhà một số cán bộ, nhân viên, lực lượng dân quân xã Vinh Quang ( chưa kiểm chứng xem chủ tịch Lê Văn Liêm có thó được thứ gì không) đã nhìn thấy gỗ ván, lưới, tôn, máy ổn áp, dây điện, chó…lấy từ nhà anh Vươn.
Tóm lại, ngay cả ngôi nhà kiên cố được xây dựng để gia đình sống và quản lý hồ đầm, sau vụ cưỡng chế đều nằm trong sự quản lý nghiêm ngặt của chính quyền xã Vinh Quang, và chính chủ tịch Liêm nhận lệnh của anh trai yêu Lê Văn Hiền và thủ trưởng Phó Khanh, đã thuê máy xúc của anh Kết, húc đổ nát ngôi nhà hai tầng của gia đình anh Đoàn Văn Vươn. ( Những dòng ghi lời khai đầu tiên của Kết tại cơ quan điều tra đã thể hiện rồi, vì nếu Kết không khai sự thật như vậy, Kết chết thẳng cẳng)
Tóm lại, đúng như Trưởng thôn dự tính: Chiều 7/2, một tháng sau vụ phá sập nhà ông Vươn, ông Vũ Văn Kết (42 tuổi), ông Đỗ Văn Đoàn (44 tuổi) và anh Đặng Văn Tài đã có cuộc gặp gỡ báo chí. Những thông tin họ đưa ra hoàn toàn trái ngược với phát ngôn của lãnh đạo địa phương.
Theo ông Kết, 14h ngày 5/1, ông Phạm Đình Hoan Bí thư xã Vinh Quang đã điện thoại, nói ra Tổng hội Thanh niên xung phong gặp Ban cưỡng chế. Khoảng 14h30 ông Kết có mặt và gặp ông Nguyễn Văn Khanh Phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, Trưởng ban cưỡng chế, ông Phạm Đăng Hoan Bí thư xã Vinh Quang và ông Lê Thanh Liêm Chủ tịch xã Vinh Quang cùng nhiều người trong Ban cưỡng chế.
“Anh Khanh, anh Hoan và anh Liêm nhờ tôi gọi hộ một máy xúc để cho ban cưỡng chế giải tỏa mặt bằng. Tôi nhận lời và điện thoại cho anh Thái (chủ máy xúc ở xã Hồng Thắng) nhưng do anh Thái bận nên tôi gọi cho chủ máy xúc khác là anh Vũ Văn Đoàn (xã Tiên Hưng)”, ông Kết kể.







Ông Kết (thứ hai từ trái sang) trả lời báo chí. Trai đẹp Cu đang ra ngoài bắn thuốc lào nên không ở trong hình. May quá. Hi hi


Theo ông Đỗ Văn Đoàn, sáng 6/1, ông nhận được thông tin của ông Kết, nói ban cưỡng chế thuê một máy cẩu ra đầm ông Vươn. “Chúng tôi đồng ý làm với giá 500.000 đồng một giờ. Tôi có điều cháu ruột là Đặng Văn Tài (lái máy cẩu) ra gặp anh Khanh, Hoa, Liêm và chỉ làm theo yêu cầu của các anh ấy”, ông Đoàn nói.
Theo anh Đặng Văn Tài, sáng 6/1, anh được ông Đoàn ủy quyền, giao lái xe xúc cưỡng chế khu vực đầm nhà ông Vươn. Khoảng 7h sáng, anh lái xe xúc đến. 8h ông Hoan, ông Liêm và nhiều người trong ban cưỡng chế có mặt tại khu vực đầm nhà ông Vươn.
“Tôi làm theo sự chỉ đạo của ban cưỡng chế mà trực tiếp là ông Hoan, ông Liêm. Đến 11h thì xong, tôi đưa đề nghị thanh toán cho ông Hoan, với tiền công 1,5 triệu đồng cho 3 giờ”, anh Tài kể.
Tóm lại, khi Hiền- Khanh bị đình chỉ chức vụ thì Loa Khánh méo, Loa Liêm tắt và sự thật sẽ vùng dậy làm rõ hành vi phá nhà dân.
Tóm lại, nếu công an thành phố Hải Phòng cố tình làm sai lệch hồ sơ, né tội cho chính quyền thì chính Công an Hải Phòng nhận lấy sai phạm. Đại tá Đỗ Hữu Ca, người có 10 năm kinh nghiệm làm Thủ trưởng cơ quan điều tra, hiểu sâu sắc vấn đề nhạy cảm của vụ án này và chắc chắn không, không, không bao giờ dại gì làm ngơ cho lính mình cố tình khởi tố không đúng người đúng tội.
Vậy trong vụ án phá nhà dân này, ai có tội: Lê Văn Hiền, Lê Văn Liêm, Bí thư xã Phạm Đình Hoan và phó huyện Khanh, đây là những kẻ đầu vụ.
Tóm lại tất cả những tóm lại trên: Khi kẻ có quyền sử dụng quyền lực do nhân dân giao phó để thỏa mãn hành vi độc đoán, chuyên quyền, thói cường hào của mình thì sớm muộn trời, nhân dân, pháp luật sẽ không dung thứ

VỤ TIÊN LÃNG-Kỳ 2: NHÀ? TRẠI? HAY LỀU?


Tháng Hai 7, 2012 — nguyencuvinh




THÀNH ỦY, ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐÃ RA QUYẾT ĐỊNH ĐÌNH CHỈ CÔNG TÁC CHỦ TỊCH UBND HUYỆN TIÊN LÃNG: LÊ VĂN HIỀN. ĐÌNH CHỈ CÔNG TÁC PHÓ CHỦ TỊCH (Tên là KHANH). TRƯỞNG CÔNG AN HUYỆN TIÊN LÃNG (tên là Mại) và PHÓ CHỦ TỊCH UBND TP ĐỖ TRUNG THOẠI, TRƯỞNG CÔNG AN HUYỆN TIÊN LÃNG BỊ KIỂM ĐIỂM.


_______________________________________________________________
Hỏi cho ra vẻ thế thôi, chỉ có thằng ngu mới không công nhận đó là nhà.
Nhưng về pháp lý thì không thể sử dụng lời bình phẩm, mà là chứng cứ.
Ở đây, chúng tôi khẳng định: ĐÓ LÀ NHÀ XÂY DỰNG KIÊN CỐ.
Ngôi nhà này được xây dựng từ năm 1997. Gần 2 vạn gạch sáu lỗ. Gần 10 tấn xi măng. Móng trụ bằng bê tông cốt thép. Có nhà thầu nhận xây dựng hẳn hoi.
Từ khi đặt móng xây dựng cho tới hôm nay, chính quyền địa phương không có ý kiến gì. Chứng cứ của việc không có ý kiến gì là không có bất cứ một văn bản xử phạt hành chính, hay nhắc nhở về cái gọi là nhà xây dựng trái phép.
Điều này thì biểu dương UBND xã Vinh Quang làm đúng. Vì: Khu diện tích hồ đầm hơn 40 hecta của anh Đoàn Văn Vươn được đầu tư nhiều tỉ đồng, có giá trị tài sản nuôi trồng hàng tỉ đồng, là cơ nghiệp của toàn bộ mấy anh em trong gia đình. Dù khu đất chưa có sổ đỏ, nhưng người chủ trang trại xây nhà để đưa cả gia đình ra sinh sống, lao động và quản lý trang trại đầm hồ là chuyện hiển nhiên. Nhà khó khăn người ta có thể làm cái lều trại để canh giữ. Mấy anh em Đoàn Văn Vươn không phải là người tại xã Vinh Quang, vì thế, họ xây nhà kiên cố để làm ăn lâu dài trên mảnh đất được giao để sản xuất là chuyện mặc nhiên, không cần phải xin phép ai. Và không được phép nói là xây dựng trái phép. Nói thế là nói láo, là nói liều, là nói cho lấy được, và nói hỗn với dân. Ví dụ trong thời gian Đoàn Văn Vươn được giao diện tích hồ đầm này, để có nơi ở ổn định cho việc quản lý sản xuất, nếu có tiền, anh Vươn có thể làm kiên cố hơn vẫn được phép, chẳng sao cả.
Đó là nhà. Bản tin đầu tiên của truyền hình An ninh cũng khẳng định là nhà.
Hàng loạt phát ngôn của xã, huyện, tỉnh trong giai đoạn đầu của sự vụ đều NHÀ.
Cho tới khi các chuyên gia luật, dư luận, báo chí khẳng định, ngôi nhà hai tầng bị lực lượng cưỡng chế phá nằm ngoài khu vực cưỡng chế, ai ra lệnh phá thì phạm tội hủy hoại tài sản..v..v. Thế là các quan chức hoảng loạn, miệng ông này nối miệng ông kia, rú lên: lều, lều lều, trại trại trại, chữ NHÀ mất hút trên miệng mồm quan chức nhưng đóng đinh trong nhân chứng là hàng ngàn người dân ở Vinh Quang.
Nếu cuối cùng, các cơ quan chức năng kết luận, đây không phải là Nhà mà chỉ là lều, là lán trại, thì Cu Vinh xin phép được đi làm Osin nhà các bác. Nói như thế để hiểu, chân lý của sự thật là không thay đổi được. Còn nếu nó được thay đổi thì đó là con đường phản bội lại nhân dân mà thôi.
Từ chiều hôm qua 5/2 đến sáng nay 6/2, người thanh niên tên là KẾT ở xã Vinh Quang, chủ của chiếc máy xúc đang được cơ quan điều tra công an Hải Phòng gọi lên điều tra về việc xuất hiện cái máy xúc phá nhà anh Vươn. Ai thuê anh? Huyện thuê? Huyện trực tiếp là ai? Ông Khanh phó chủ tịch. Thế cũng là rõ. Vẫn là huyện thuê phương tiện phá nhà anh Vươn. Nhưng bi hài ở chỗ, nghe thăm thẳm đâu đó câu chửi của anh Khanh phó chủ tịch, địt mẹ, tao liên quan gì, người phải chịu trách nhiệm là Chủ tịch huyện chứ.
Khuyên: Các bác đang giai đoạn đổ vấy tội cho nhau, nhưng nên tìm chứng cứ để bảo vệ mình, đặc biệt là anh Khanh phó chủ tịch càng phải tìm nhanh chứng cứ, đưa cho báo chí để chứng minh mình vô can anh nhé, anh nhé, anh nhé, còn nếu không, anh sẽ chết thẳng cẳng vì vụ này, anh sẽ bị khởi tố vì tội cố ý hủy hoại tài sản công dân anh ạ, anh ạ, anh ạ…
Cơ quan cảnh sát điều tra cũng đồng thời làm việc với chị Thương, chị Vươn cùng với luật sư của họ để xử lý chứng cứ về đơn tố cáo của gia đình về tội hủy hoại tài sản của đoàn cưỡng chế, của chính quyền huyện Tiên Lãng, xã Vinh Quang. Trách các chị lắm nhé, di động chẳng lo xạc pin, làm tối qua đến 2 giờ sáng mới gọi được cho các chị, cứ tưởng các chị bị bắt rồi. Vì trước đó, chị Hiền gọi cho mình, bác Vinh ơi, có một người thân của em đang có số của bác, nếu bọn em bị bắt, họ sẽ gọi cho bác ngay. Chiều qua mất hút liên lạc, tưởng thế là các chị bị bắt. 2 giờ sáng mới liên lạc được, chị Hiền cười to, xin lỗi bác, em quên xạc pin.
Chắc chắn sẽ khởi tố hình sự tội cố ý hủy hoại tài sản công dân.
Bài viết này nhằm chỉ ra tên của hai người hội đủ những tiêu chuẩn khởi tố: Lê Văn Hiền, Lê Văn Liêm.
P/S: Trong việc phá nhà anh Đoàn Văn Vươn, cần phải minh bạch mà nói rằng, không có lực lượng công an tham gia phá nhà mà chính là lực lượng cưỡng chế, vì ngôi nhà bị phá vào sáng hôm sau. Chúng ta cần có thông tin đúng, cần chỉ người chỉ việc đúng, không võ đoán là bất lợi cho thông tin chính thống. Tính minh bạch trong thông tin cũng là một sức mạnh để tìm đúng cái ác để tranh đấu và tiêu diệt.
15 giờ chiều nay ( 7/2) đích thân Bí thư Thành ủy Hải Phòng tổ chức họp báo.
Trong biên bản bàn giao, phía huyện ai đó gạch tên Lê Văn Hiền Chủ tịch để cho anh Khanh phó chịu trách nhiệm. Một biên bản nhà nước, bàn giao tài sản lớn, mà người ta gạch xóa kiểu này đúng là…
Chú ý: Tóm lại, tên hai anh em Hiền- Liên mất hút trong biên bản

Thứ Hai, tháng 2 6

Vụ Tiên Lãng: Đã biết tác giả đơn mạo danh


- “Mạo danh là việc làm vô nguyên tắc. Tôi sẽ có ý kiến về việc này” – nguyên bí thư huyện ủy, nguyên chủ tịch huyện Tiên Lãng, người bị mạo danh trong lá đơn đề nghị viết ngày 31/1, thông tin. Nhiều dự án triển khai cũng khiến dẫn đến việc, dự án chồng dự án tại Tiên Lãng!


Trao đổi với VietNamNet sáng 6/2, người bị mạo danh lá đơn đề nghị (gửi BBT báo VietNamNet ngày 02/2) – ông Lưu Quang Yên, 68 tuổi, nguyên Đại biểu Quốc hội khóa VII, nguyên Bí thư huyện ủy, nguyên chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, cho hay: “Việc mạo danh như trên là vô nguyên tắc!”.

Ông Yên cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin trên từ VietNamNet, ông đã liên lạc với huyện ủy huyện Tiên Lãng, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hải Phòng
Vị cán bộ lão thành này khẳng định: cho đến thời điểm hiện tại, ông vẫn chưa gửi bất kỳ đơn thư đến bất cứ một cơ quan báo chí nào, ngoài việc trả lời phỏng vấn của VOV.
“Tôi đã xác minh thông tin về người mạo nhận lá đơn nói trên qua Ban Tuyên giáo Thành ủy Hải Phòng và huyện ủy huyện Tiên Lãng. Tôi đã có thông tin ai là người viết lá đơn nói trên và trực tiếp gọi điện với cá nhân này. Tuy nhiên, đồng chí đó đang đi công tác”.
Được biết, “người liên quan” mà ông Yên nói đang đi công tác, hiện là lãnh đạo của Huyện ủy huyện Tiên Lãng.
Nguyên Bí thư Huyện ủy, nguyên chủ tịch huyện Tiên Lãng cho biết khẳng định: Tôi đã biết nội dung của lá đơn đề nghị nói trên. Không có vấn đề gì sai trái như phê phán người nọ người kia, nhưng việc mạo danh như trên là một sự không minh bạch và vô nguyên tắc.
Ông Lưu Quang Yên là người đã đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng của huyện Tiên Lãng. Ông từng là Đại biểu Quốc hội khóa VII (1981 – 1987), đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng (1992 – 2000), Bí thư Huyện ủy Tiên Lãng (2000 – 2003).
Trao đổi với VietNamNet sáng ngày 6/2, ông Nguyễn Hữu Doãn, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hải Phòng thẳng thắn: Ban Tuyên giáo Thành ủy đã xác minh thông tin VietNamNet nêu.
“Đơn kiến nghị trên, chưa bàn đến nội dung nhưng việc mạo danh người khác là việc làm thiếu sự minh bạch. Ban Tuyên giáo Thành ủy Hải Phòng đã có ý kiến với Huyện ủy Tiên Lãng để rút kinh nghiệm”.
Về vụ việc cưỡng chế, thu hồi đất đầm tại Tiên Lãng, ông Doãn cho biết: Ban Tuyên giáo đã có ý kiến với Ban Thường vụ Thành ủy TP Hải Phòng. Thời gian tới đây, UBND TP Hải Phòng sẽ có báo cáo đầy đủ về vụ việc tới Thủ tướng Chính phủ và Thành ủy Hải Phòng.

Xuất hiện thư mạo danh nói về vụ cưỡng chế



Một lá đơn gửi đến báo VietNamNet về việc kiến nghị quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết đúng đắn, khách quan vụ chống người thi hành công vụ trong việc cưỡng chế thu hồi đất đã hết thời hạn giao đối với hộ ông Đoàn Văn Vươn. Người đứng tên đơn này là một cán bộ lão thành đã nghỉ hưu của huyện Tiên Lãng. Tuy nhiên, nguyên lãnh đạo này đã phủ nhận thông tin này.
Đơn đề nghị được viết ngày 31/1/2012 và gửi đến Báo VietNamNet ngày 02/2/2012.
Người đứng tên đơn đề nghị này cho biết là ông Lưu Quang Yên, 68 tuổi, nguyên bí thư huyện ủy huyện Tiên Lãng, nguyên Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng.
Đầm bãi nuôi trồng thủy sản tại Cống Rộc, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng. Ảnh Kiên Trung
Đơn đề nghị dài 10 trang với nhiều nội dung mang tính hệ thống về tình hình quản lý, sử dụng đất đầm bãi của huyện Tiên Lãng; chỉ ra những căn cứ pháp lý trong việc UBND huyện cưỡng chế đất đầm của Đoàn Văn Vươn hoàn toàn đúng pháp luật; lý do tại sao huyện giao cho xã Vinh Quang quản lý, tiếp nhận khu đất đầm này; giải thích vì sao huyện thu hồi không đền bù; diễn biến của vụ việc trước và sau khi cưỡng chế; những sai phạm, vi phạm pháp luật của Đoàn Văn Vươn…
Đơn kiến nghị của nói về trách nhiệm của một nguyên lãnh đạo huyện Tiên Lãng khi nhìn nhận vụ việc, và đề nghị các cơ quan báo chí quan tâm, đưa tin về sự việc khách quan, đúng đắn, kịp thời… để dư luận nhận thấy sự đúng đắn trong việc thực thi pháp luật của chính quyền huyện Tiên Lãng.
Ngay sau khi nhận được đơn này, PV VietNamNet trực tiếp xác minh từ ông Lưu Quang Yên.
Thật bất ngờ, nguyên lãnh đạo huyện Tiên Lãng khẳng định: Đây không phải là lá đơn do ông viết!
“Từ trước đến nay, tôi chưa gửi bất kỳ một đơn thư đến bất kỳ một cơ quan báo chí nào. Việc quản lý, sử dụng, cho thuê đối với diện tích đầm bãi của huyện Tiên Lãng, thời kỳ tôi làm lãnh đạo Tiên Lãng nên cũng nắm bắt vấn đề này rất chặt chẽ. Tuy nhiên, liên quan tới vụ cưỡng chế vừa xảy ra, tôi chưa có bất kỳ một đơn thư kiến nghị, dù ở góc độ, nội dung gì” – nguyên Chủ tịch, Bí thư huyện ủy huyện Tiên Lãng Lưu Quang Yên khẳng định.
Ông Lưu Quang Yên, nguyên Đại biểu Quốc hội khóa VII (1981 – 1987), nguyên Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng (1992 – 2000), nguyên Bí thư Huyện ủy Tiên Lãng (2000 – 2003): “Tôi chưa từng gửi đơn thư tới bất cứ cơ quan báo chí nào!”. Ảnh: Kiên Trung
Ông Yên cũng cho biết, ông mới trả lời duy nhất phỏng vấn của phóng viên VOV (Đài tiếng nói Việt Nam hoặc Báo Tiếng nói Việt Nam – PV). “Nếu có cơ quan báo chí nào muốn hỏi ý kiến của tôi về vụ việc, tôi sẽ hợp tác” – ông Yên nói.
Trong khi đó, Chánh văn phòng UBND huyện Tiên Lãng, Ngô Ngọc Khánh cho biết: “Việc nguyên lãnh đạo này gửi đơn kiến nghị tới cơ quan báo chí, chúng tôi không nắm được. Bác Yên trước kia là lãnh đạo cấp cao của huyện Tiên Lãng nên bác là người nắm bắt được đầy đủ và chi tiết về việc quản lý, sử dụng đất đầm bãi của địa phương”.
Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Hữu Doãn, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hải Phòng cho hay: “Chúng tôi không hay biết việc này. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ xác minh và làm rõ xem ai là người mạo danh đồng chí Lưu Quang Yên để báo cáo Thành ủy. Khi xác minh rõ cá nhân và mục đích của việc viết lá đơn mạo danh này, chúng tôi sẽ xử lý và thông tin đến